Nguy cơ gây tắc đường vì thu phí

06:21, 08/02/2012
|

(VnMedia) - Tuy việc thu phí phương tiện là nhằm giảm tải phương tiện, chống ùn tắc Theo Sở GTVT Hà Nội, việc thu phí trước mắt sẽ chỉ được thực hiện bằng phương pháp thủ công và điều này có nguy cơ gây ùn tắc tại các điểm thu phí...

 

Về chủ trương, Sở GTVT Hà Nội nhận định, việc thu phí lưu hành đối với phương tiện giao thông hoạt động trong khu vực nội đô là một trong những nhóm giải pháp góp phần hạn chế mật độ phương tiện tham gia giao thông, góp phần làm giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông đặc biệt trong giờ cao điểm.

 

Ngoài ra, Sở GTVT Hà Nội cũng khẳng định quyết tâm cao trong việc triển khai theo tinh thần chỉ đạo trên; đồng thời đang phối hợp với công an Thành phố và Sở tài chính nghiên cứu phương án (Đề án) để trình UBND Thành phố.

 

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, Sở GTVT Hà Nội nhận thấy, về cơ sở pháp lý, trong 13 danh mục phí, lệ phí thuộc lĩnh vực GTVT ban hành kèm theo Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/08/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chưa có mục phí lưu hành đối với phương tiện giao thông hoạt động trong khu vực nội đô giờ cao điểm.

 

Vì vậy, để triển khai được phương án, Sở GTVT đề nghị Thành phố cần trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bổ sung mục phí lưu hành đối với phương tiện giao thông hoại động trong khu vực nội đô giờ cao điểm vào danh mục phí, lệ phí ban hanh kèm theo Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/08/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 

Sở GTVT cũng cho biết, theo Điều 13 Pháp lệnh số 38/2QQ1/PL-UBTVQH10 ngày 28/08/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định: "Hội đồng nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương quyết định thu phí lệ phí được phân cấp do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính". Vì vậy, Thành phố nếu muốn tiến hành thu phí cũng cần đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung và hướng dẫn triển khai đối với danh mục phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương. Tất nhiên, điều này cũng chỉ làm sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung mục phí lưu hành đối với phượng tiện giao thông hoạt động trong khu vực nội đô giờ cao điểm vào Pháp lệnh phí, lệ phí.

 

Tiếp đó, sau khi danh mục phí lưu hành đối với phương tiện giao thông hoạt động trong khu vục nội đô giờ cao điểm được bổ sung vào Pháp lệnh phí, lệ phí và có hướng dẫn của Bộ Tài chính, UBND Thành phố sẽ trình HĐND Thành phố quyết định mức thu, đối tượng thu phí trên địa bàn.


 Ảnh minh họa

 Việc thu phí có nguy cơ gây tắc đường tại các trạm thu phí vì cách thu thủ công - ảnh minh hoạ

 

Ngịch lý: Thu phí lại lo tắc đường

 

Mặc dù mục đích của việc thu phí, theo Bộ GTVT là để giảm tải phương tiện tham gia giao thông, từ đó góp phần giảm tắc đường, nhưng hiện tại, việc thu phí mới chỉ thực hiện được bằng phương pháp thủ công, chưa cỏ điều kiện thu phí tự động như một số nước đã áp dụng dẫn tới việc phải tăng lực lượng tại các chốt: Lực lượng thu phí đồng thời phải cỏ lực lượng Thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông đóng chốt thì mới có thể thu phí được. Đặc biệt, việc thu phí thủ công như trên sẽ dẫn tới ùn tắc cục bộ tại các chốt thu phí. Điều này đã được chứng minh từ thực tế đã điều tra tại các trạm thu phí đường bộ.

 

Còn nếu tổ chức xây dựng phương án thu phí tự động theo hướng hiện đại, thì theo Sở GTVT, sẽ phải đầu tư kinh phí rất lớn, bao gồm trang thiết bị tại các chốt và thiết bị gắn trên xe ô tô mà hiện tại ở Việt Nam, việc này gặp rất nhiều khó khăn cả về quy định pháp lý và cần có lộ trinh để thực hiện việc gắn thiết bị tính phí trên các xe ô tô thuộc đối tượng thu phí.

 

Theo phân tích, đặc thù Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là nơi tập trung nhiều cơ quan Đảng, Đoàn thể, các cơ quan hành chính của Trung ương, địa phương, các cơ quan ngoại giao... nằm rải rác trong khu vực các quận nội thành, chưa có khu hành chính riêng. Mật độ dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung phía trong vành đai II (Quận Đống Đa: 35.341 người/km2, Quận Hoàn Kiếm: 33.662 người/km2, Quận Ba Đình; 24.703 người/km2) trong khi các vùng phía ngoài, mật độ dân số thưa hơn (Huyện Đan Phượng: 1,531 ngườỉ/km , huyện Thanh Trì: 3.145 người/km1, Thị xã Sơn Tây: 1.602 người/km2). Các luồng giao thông đan xen, phức tạp (người trong nội thành đi ra ngoại thành làm việc và ngược lại). Qua đếm xe, việc ùn tắc trong khu vực nội đô chủ yếu tại các nút giao do mật độ phương tiện giao thông quá đông, vượt quá khả năng thông qua của nút, đặc biệt trong giờ cao điểm từ 2-4 lần.

 

Với các khó khăn về cơ sở pháp lý và thực tiễn nêu trên, để triển khai việc thu phí phương tiện giao thông, Sở GTVT Hà Nội kiến nghị UBND Thành phố cho phép chính thức lập đề cương và trình duyệt Đề án "Thu phí lưu hành đối với phương nện giao thông hoạt động trong khu vực nội đô giờ cao điểm" trình UBND Thảnh phố xem xét, quyết định.

Trước đề nghị này, hôm qua (6/1), UBND Thành phố Hà Nội đã đồng ý để Sở GTVT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Công an Thành phố để thống nhất hoàn chỉnh đề án, đề xuất và báo cáo Thành phố trong tháng 2/2012.


Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc