(VnMedia) - Hai tỉnh Ninh Bình và Hà Nam mới đây đã có đề xuất về việc đầu tư tuyến đường đi thẳng từ Bái Đính đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Mỹ Đình, nhưng đề nghị này đã bị Hà Nội từ chối…
Tại các văn bản số 566/UBND-VP4 ngày 30/11/2011 của UBND tỉnh Ninh Bình và Tờ trình số 1687/TTr-UBND ngày 30/11/2011 của UBND tỉnh Hà Nam, hai tỉnh này đề nghị TP Hà Nội có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh Ninh Bình, tỉnh Hà Nam và Thành phố Hà Nội đầu tư tuyến đường từ Bái Đính đi Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội (đoạn nối tiếp từ chùa Hương đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia) bằng hình thức đổi đất lấy hạ tầng hoặc kinh phí thực hiện lấy từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch.
Hai tình này cũng đề nghị giao UBND TP Hà Nội làm chủ đầu tư đoạn tuyến đường trên và được phép áp dụng cơ chế đặc thù chỉ định thầu tất cả các hạng mục công việc, theo đó đề nghị giao cho doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, là đơn vị mà theo hai tỉnh này, là có đủ năng lực tài chính, đã trúng thầu thi công nhiều công công trình quan trọng, được phép tự ứng vốn trước để thi công tuyến đường từ chùa Hương đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Mục đích của việc làm đường này, theo hai tờ trình, là để tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch và xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội cho các địa phương có tuyến đường đi qua thuộc 3 địa phương Ninh Bình, Hà Nam, và Hà Nội.
Ngay sau đó, theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Sở KH & ĐT đã tổ chức họp với các đơn vị liên quan gồm các Sở, Ban, ngành của Hà Nội cùng Phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức để trao đổi về những nội dung đề nghị của hai tỉnh Ninh Bình và Hà Nam, căn cứ hiện trạng hệ thống giao thông khu vực, việc kết nối giao thông liên tỉnh giữa Hà Nội với các tỉnh này và các đồ án quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tại cuộc họp, các đại biểu thống nhất rằng, để phục vụ phát tríển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch và đảm bảo an sính xã hội, việc đầu tư các tuyến đường liên tỉnh kết nối mạng lưới giao thông và kết nối các trung tâm văn hóa, du lịch của các địa phương theo đề nghị của tỉnh Ninh Bình và tỉnh Hà Nam là cần thiết.
Thực tế, sau khi hợp nhất, Hà Nội đã triển khai đầu tư tuyến đường nối từ Khu du lịch, thắng cảnh Hương Sơn (Hà Nội) đến Khu du lịch Tam Chúc - Khả Phong (Hà Nam) với chiều dài khoảng 4,5km, rộng khoảng 25m. Việc kết nối giao thông đổi ngoại của Hà Nội với các địa phương khác, cũng như các tỉnh lân cận đã được xác định trong các quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua hệ thống các tuyến đường vành đai đối ngoại (VĐ4, VĐ5), các tuyến quốc lộ và trục cao tốc hướng tâm, các tuyến đường kết nối liên tỉnh.
Hà Nội đã "bác" đề nghị làm tuyến đường Bái Đính - Trung tâm Hội nghị Quốc gia của hai tỉnh Ninh Bình và Hà Nam |
Làm tuyến mới là không cần thiết
Tuy nhiên, theo đại diện các ban ngành, trong các quy hoạch được duyệt không có quy hoạch tuyến đường nối trực tiếp từ Bái Đính đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Trong khi đó, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định một số tuyến giao thông liên kết giữa Trung tâm Hà Nội với Khu du lịch, thắng cảnh Hương Sơn hoặc khu vực lân cận như: Tuyến Quốc lộ 21 (vừa qua đã được Bộ GTVT đầu tư cải tạo với mặt cắt khoảng 12m); tuyến Quốc lộ 1 (gồm tuyến 1A cũ và cao tốc Pháp Vân - cầu Giẽ - Ninh Bình); tuyến Hương Sơn - Miếu Môn - Trúc Sơn; tuyến trục giao thông phía Nam, đường Đỗ Xá - Quan Sơn... thông qua các tuyến VĐ3, VĐ4 với khu vực hệ thống giao thông tại khu vực đô thị trung tâm.
Mặt khác, việc xác định tuyến mới chưa có trong quy hoạch nối trực tiếp từ chùa Hương đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia nên sẽ khó khả thi do hệ thống giao thông được quy hoạch kết nối khu vực trung tâm đô thị với khu vực phía
Thêm vào đó, Sở KH & ĐT cho biết, khu vực phía Nam và Tây Nam được xác định chủ yếu là khu vực hành lang xanh, khả năng khai thác quỹ đất để thực hiện đẩu thầu dự án hay đấu giá quyền sử dụng đất hoặc để thực hiện theo các hỉnh thức đầu tư khác huy động nguồn lực ur quỹ đát rất hạn chế và không khả thi. Mặt khác, việc đầu tư từ nguồn vốn ngân sách để đầu tư sẽ gặp khó khăn do không có khả năng cân đối với chỉ đạo về hạn chế đầu tư từ ngân sách theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, kết nối các khu du lịch, thắng cảnh và thực hiện an sinh xã hội của khu vực, trong khi việc đầu tư các tuyến đường theo quy hoạch chưa thực hiện ngay được, Sở KH & ĐT kiến nghị cần xem xét phương án trước mắt bằng việc đẩy nhanh tiến độ triển khai của các Dự án xây dựng các tuyến đường liên quan trong khu vực đã được phê duyệt đầu tư và đang triển khai thực hiện. Ngoài ra, nên tăng cường khả nâng kết nối giữa hệ thống đường tỉnh hiện có của các địa phương trong khu vực thông qua việc cải tạo, nâng cấp các tuyến đường liên quan.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 7/2, ông Nguyễn Văn Khôi - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết UBND TP đồng ý với đề xuất của Sở KH & ĐT, giao Sở này phối hợp với các cơ quan có liên quan của 2 tỉnh Hà Nam và Ninh Bình kiểm tra, đôn đốc các chủ dầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đang triển khai như: tuyến đường giao thông nối khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn đến khu du lịch Tam Chúc - Khả Phong (Hà Nam) trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Đường trục phía nam… Giao Sở GTVT rà soát hiện trạng các tuyến giao thông kết nối với các tuyến giao thông cùa tỉnh Hà Nam; làm việc với Sở KH & ĐT để thống nhất những phương án cải tạo, nâng cấp nếu cần thiết, theo quy định.
Trong những năm gần đây, khách du lịch, đặc biệt là du khách từ Hà Nội tìm đến chùa Bái Đính (Ninh Bình) ngày càng đông, vì đây là một địa điểm du lịch tâm linh mới được xây dựng nhưng rất nổi tiếng tại tỉnh Ninh Bình.
Ý kiến bạn đọc