(VnMedia) - Trước tình hình thiếu quỹ nhà ở tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm của Thành phố, UBND thành phố Hà Nội vừa đưa ra một loạt yêu cầu, trong đó có việc thay thế chủ đầu tư chậm triển khai dự án…
Theo thống kê của Sở Xây dựng, Thành phố hiện đang triển khai 52 dự án xây dựng nhà ở Tái định cư với khoảng 14.102 căn hộ. Tuy nhiên, thực tế có nhiều dự án theo kế hoạch phải bàn giao nhà cho thành phố từ những năm 2006-2007 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Trong khi đó, quỹ nhà tái định cư đã hoàn thành và dự kiến hoàn thành trong năm 2012 của Hà Nội khoảng 3.300 căn hộ, chỉ đáp ứng 50% nhu cầu nhà ở tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất cho các dự án.
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu quỹ nhà tái định cư tại Hà Nội là do một số chủ đầu tư không thực hiện đúng tiến độ đã cam kết. Việc chậm tiến độ đã dẫn tới quỹ nhà tái định cư không kịp hoàn thiện để bố trí tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng theo kế hoạch. Đơn cử như dự án khu nhà ở di dân giải phóng mặt tại Hoàng Cầu, Đống Đa; dự án X1, X2 phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân... Việc chậm triển khai các dự án cũng dẫn tới phải điều chỉnh nhiều lần tổng mức đầu tư, nhiều phát sinh phức tạp do giá cả nguyên vật liệu liên tục tăng.
Mặt khác, đối với quỹ đất 20% tại các khu đô thị được quy định dành để xây dựng nhà ở tái định cư, các chủ đầu tư hầu hết đều giải phóng mặt chậm, dẫn đến chậm bàn giao cho thành phố để tiến hành xây nhà ở tái định cư. Một số dự án được thành phố phê duyệt đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư thì sau đó lại được chuyển sang mục đích khác cũng làm giảm đáng kể quỹ nhà ở loại này.
Các dự án nhà tái định cư chậm được triển khai khiến công tác giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm của Hà Nội càng thêm khó khăn - ảnh minh hoạ |
Còn theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, hiện nay, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhưng hầu hết các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc địa bàn tỉnh Hà Tây trước đây đều thuộc đối tượng điều chỉnh quy hoạch do kế hoạch rà soát các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư. Do đó, việc xác định các quỹ đất 20% tại các dự án đầu tư này còn nhiều biến động, quỹ đất, quỹ nhà ở phục vụ tái định cư và đầu tư xây dựng nhà ờ xã hội của các dự án đầu tư sẽ được xác định cụ thể sau khi các dự án đầu tư được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và quy hoạch phân khu đô thị liên quan.
Trước tình hình đó, ngày UBND TP vừa có văn bản yêu cầu Sở Quy hoạch - Kiến trúc khẩn trương báo cáo, trình địa điểm để đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư trên địa bàn Thành phố, báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố duyệt trước ngàv 15/3/2012.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với sở Tài chính, Sở Xây dựng và các ngành liên quan đề xuất trình UBND Thành phố giao chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở tái định cư bằng nguồn vốn ngân sách, nguồn lực xã hội hóa, kể cả mua nhà tái định cư; giải quyết vướng mắc nguồn vốn để hoàn thành dự án nhà ờ tái định cư đang xây dựng dở dang. cải cách thủ tục hành chính, đề xuất thay thế chủ đầu tư chậm triển khai dự án, v.v... để trình UBND Thành phố trong tháng 03/2012.
Các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã Sơn Tây căn cứ chức năng, nhiệm vụ được Thành phố giao phải chủ động giải quyết thủ tục, phối hợp với các chủ đầu tư thực hiện nhanh các thủ tục trình quỵ hoạch, chấp thuận địa điểm, chủ trương đầu tư, thẩm định và duyệt dự án đầu tư theo phân cấp, thu hồi, giao đất, hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng dự án tái định cư, cơ sở hạ tầng và bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường, xây dựng tiến độ thực hiện v.v... thường xuyên báo cáo UBJSID Thành phố.
UBND Thành phố cũng yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, quận, huyện và thị xã Sơn Tày tập trung chỉ đạo, thực hiện nghiêm và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố về tiến độ đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư trên địa bàn Thành phố.
Trước đó, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn cũng đã kiến nghị Thành phố cần thực thiện nhiều giải pháp tái định cư nhằm đáp ứng đủ nhu cầu như: Tái định cư và tạm cư bằng tiền; mua quỹ nhà kinh doanh tại các khu đô thị mới; mua quỹ nhà của các nhà đầu tư dự án BT đã có hoặc giao nhà đầu tư dự án BT ứng vốn xây dựng nhà tái định cư…
Ý kiến bạn đọc