(VnMedia) - Hầu hết các đội bóng đã tập trung trở lại để dễ bề quản lý sau quãng thời gian nghỉ bởi lãnh đạo các đội có nhiều nỗi lo cho cầu thủ của mình ở mùa bóng đá Euro.
Tập trung sớm dù thời gian nghỉ còn dài
Sau vòng 20 diễn ra vào ngày 3/6, V-League tạm nghỉ và vòng 21 sẽ khởi tranh trở lại vào ngày 14/7. Như vậy, các đội bóng có thời gian nghỉ lên đến 1 tháng rưỡi. Quãng thời gian nghỉ này không khác gì con dao 2 lưỡi với các lãnh đội bởi cầu thủ có thời gian nghỉ ngơi trước khi bước vào chặng đường nước rút với 6 vòng đấu còn lại, nhưng chính vì nghỉ vào mùa bóng đá EURO nên những hệ lụy là không thể lường trước được.
Còn tới gần 3 tuần nữa mới khởi tranh trở lại nhưng cho đến thời điểm này thì hầu hết các đội bóng cả phía
Chặng đua cuối là rất quyết liệt nên các đội bóng V-League đã tập trung sớm
Đội bóng đang dẫn đầu bảng HN T&T dư dả tài chính hơn, đưa cả đội vào Đà Nẵng vừa tắm biển nghỉ ngơi thư giãn, thay đổi không khí và bước vào tập luyện. HN T&T cần sự tập trung cao độ và phong độ tốt để có thể đủ sức tiếp tục nối dài các chiến thắng, làm một cuộc nước rút tránh khỏi sự đeo bám của SHB Đà Nẵng và Xuân Thành Sài Gòn để hiện thực hóa mục tiêu VĐ giải năm nay. Với HN T&T hay V Ninh Bình, Khánh Hòa, có đôi chút khó khăn khi những HLV trưởng của họ là các ông Phan Thanh Hùng, Nguyễn Văn Sỹ và Hoàng Anh Tuấn đều còn đang bận rộn làm nhiệm vụ ở ĐT QG. Nhưng các trợ lí cũng đã thay thế kịp thời, làm theo giáo án huấn luyện đã soạn sẵn đồng thời chờ vài ngày nữa sau khi ĐT Việt
Tập trung sớm để quản lý cầu thủ
Ngoài V Hải Phòng có thành tích quá yếu kém với chỉ 11 điểm qua 20 vòng đấu, khoảng cách giữa các đội rất sít sao, đội xếp từ thứ 13 cho đến thứ 5 cách nhau chỉ 5 điểm. Khánh Hòa (22 điểm) đứng áp chót, phía trên là Kiên Giang (23 điểm), Đồng Tháp 24 điểm, sau đó là 3 đội bóng có cùng 26 điểm, 3 đội bóng có cùng 27 điểm. Như vậy là đến hơn một nửa các đội bóng V-League vẫn phải lo trụ hạng. Với cục diện trên, chỉ 1-2 trận thắng thua là tất cả sẽ thay đổi.
Đó chính là nguyên nhân khiến các đội bóng phải tập trung sớm, bước vào tập luyện. Bởi nếu để cầu thủ xả hơi cả tháng, trắng đêm xem bóng đá quá nhiều thì sẽ không đủ thể lực tập luyện, và bước vào thi đấu thì “đụt” thấy rõ. Lúc đó, hậu quả sẽ vô cùng khôn lường.
Chuyện xem bóng đá, một đỗi bóng có một quan điểm khác nhau. Cấm thì chẳng thể cấm được, để các cầu thủ xem để học hỏi về chuyên môn thì cũng là một điều tốt. Nhiều đội bóng chọn cách thu băng, xem lại như SLNA, HN T&T nhưng cũng có đội bóng cho thoải mái như Thanh Hóa, miễn sao đủ thể lực để tập luyện.
Tập trung sớm cũng là một cách để các đội bóng dễ bề quản lý cầu thủ hơn. Cá độ bóng đá đang lan tràn khắp nơi, và giới cầu thủ thì khỏi cần nói, rất đam mê bóng đá. Từ mê bóng đá, cá độ vui vui chầu ăn uống, café, đến đánh tiền to là khoảng cách rất nhỏ. Cầu thủ giờ thu nhập cao so với mặt bằng chung của xã hội, lại bị quản thúc tập trung trong đội cũng bức bí. Chỉ một cái laptop, Ipad nối mạng, chỉ một chiếc điện thoại, thế là có thể đánh bóng một cách hoành tráng và rất khó phát hiện. Những trường hợp cầu thủ bóng đá thua độ tiền tỉ, phải trốn nợ, phải bỏ sự nghiệp không phải hiếm, còn vô số những trường hợp khác chưa bị phát hiện ra. Hỏi sao cứ mỗi lần có giải bóng đá lớn, lãnh đạo các đội bóng lại như ngồi trên đống lửa.
Cứ cuối mùa bóng, nhất là ở các năm chẵn có giải đấu lớn, V-League lại có những trận cầu đáng nghi, những cầu thủ đá bóng với thái độ kì lạ. Mùa giải 2012, chưa thể biết được tình trạng này có tái diễn hay không.
Ý kiến bạn đọc