Xe chở quá tải trọng bị xử phạt ra sao?

09:56, 04/09/2014
|

(VnMedia)- Trong trường hợp tài xế không chấp hành hiệu lệnh việc dừng xe để kiểm tra tải trọng xe lưu thông trên đường rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, lái xe sẽ bị xử phạt ra sao?

>> Trạm cân xe: Hoạt động liên tục vẫn không ngăn được xe quá tải
>> Trạm cân tan tành vì lái xe ngủ gật
>> Xe quá tải trọng: Tiêu cực khắp nơi
>> Bắt giữ một số đối tượng "cò xe" qua trạm cân
>> Chuyện "lạ": Mỗi lần cân xe, một lần kết quả
>> Chuyện hài hước tại các trạm cân
>> Giờ "thông tuyến" của các xe quá tải trọng
>> Bắt nhóm đối tượng "bảo kê" cho xe quá tải trên tuyến cao tốc Nội Bài- Lào Cai
>> Bộ Công an: Xử lý nghiêm vi phạm trên đường cao tốc
>> Bộ Công an chưa nhận báo cáo việc "xã hội đen" bảo kê xe quá tải qua trạm cân
>> Giải pháp mới đối phó với xe quá trọng tải
>> Phó Thủ tướng yêu cầu xử nghiêm đối tượng chống đối, phá hoại trạm cân
>> Liên tục có tài xế phá các trạm cân lưu động

Đường vẫn đang bị cày nát

Tỉnh lộ 512 đoạn từ xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống đi các xã Anh Sơn, Các Sơn, Hùng Sơn huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá là tuyến giao thông huyết mạnh nối liền với quốc lộ IA. Từ khi tuyến đường này được đưa vào sử dụng đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, tuyến đường này đã bị xuống cấp nghiêm trọng, mà nguyên nhân chính là do các phương tiện quá khổ, quá tải.

Theo quan sát của chúng tôi, chỉ trong buổi sáng đã có hàng trăm chuyến xe tải, xe ben trọng tải lớn, xe bồn bê tông, xe chở đất đá, vật liệu xây dựng… đi qua tuyến đường này. Phần lớn các phương tiện đều được cơi nới thành, thùng xe hoặc chở quá tải, che đậy qua loa chạy trên đường. Tuy nhiên hầu như không thấy bóng dáng cơ quan chức năng nào xử lý. Có lẽ chính sự buông lỏng này đã khiến cho các xe chở quá khổ, quá tải mặc sức lộng hành, khiến cho con đường tỉnh lộ 512 ngày càng bị xuống cấp nghiêm trọng với hàng chục điểm bị "băm nát", mưa thì lầy lội với những vũng nước lớn giữa lòng đường, nắng thì khói, bụi mù mịt gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và bức xúc cho nhân dân.

Ảnh minh họa

Lực lượng chức năng lập biên bản một trường hợp vi phạm.

Được biết, người dân các xã trên tuyến đường này đã nhiều lần phản ánh lên HÐND các cấp, đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri để các cấp, các ngành can thiệp nhằm chấm dứt tình trạng trên, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được xử lý. Cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng của huyện, của xã cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý vấn đề xe quá khổ, quá tải, do không đủ trang thiết bị để kiểm tra tải trọng xe. Trong khi đó, các đơn vị của tỉnh cũng chưa có giải pháp nào để chấm dứt tình trạng trên, do đó việc xe quá khổ, qá tải “cày” nát tuyến đường 512 vẫn đang tiếp tục tái diễn.

Điều đáng nói là tuyến đường tỉnh lộ 512 chỉ là một trong nhiều tuyến đường khác trên cả nước bị xe quá khổ, quá tải phá nát. Để "cứu" những con đường, Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải đã tiến hành lắp đặt trạm cân lưu động trên địa bàn cả nước. Sau hơn 4 tháng triển khai trạm cân tải trọng xe trên các tuyến quốc lộ đã phát sinh nhiều khó khăn. Với mạng lưới giao thông đường bộ trên toàn quốc dài khoảng 260.000km, trong đó khoảng 17.000km quốc lộ, 42.000 km tỉnh lộ thì 63 trạm cân lưu động, 2 trạm cân cố định và cân xách tay do Công an và thanh tra giao thông (TTGT) trang bị thêm cũng chưa đủ để kiểm soát tất cả các tuyến giao thông. Vì thế, dù các trạm cân có hoạt động 24/7 thì cũng khó có thể kiểm soát, xử lý được hết xe quá tải; còn các lái xe thì vẫn tìm đủ mọi cách để né trạm, vượt trạm khi có cơ hội trong khi CSGT luôn phải huy động tối đa lực lượng ra đường tuần tra, xử lý. 

Tình trạng tiêu cực tại các trạm cân xe cũng đã xảy ra. Theo đánh giá của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), sau hơn một năm thực hiện kiểm tra tải trọng xe đã xuất hiện tình trạng tiêu cực ngày càng phức tạp và phổ biến trên nhiều địa phương. Đã xuất hiện tình trạng tiêu cực trong lực lượng chức năng làm nhiệm vụ kiểm tra tải trọng xe và tuần tra kiểm soát an toàn giao thông; tiêu cực trong quản lý nhà nước và quản lý địa bàn hành chính; tiêu cực trong hoạt động vận tải.

Không dừng xe để cân tải trọng: Tước giấy phép lái xe

Điều khiến dư luận băn khoăn là nếu tài xế không chấp hành hiệu lệnh việc dừng xe để kiểm tra tải trọng xe thì bị xử phạt như thế nào? Giải đáp thắc mắc này, theo Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (Bộ Công an), t
ại điểm e, khoản 4, Điều 5, Nghị định 171 quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng; bị tước Giấy phép lái xe 1 tháng.

Ảnh minh họa

Lái xe nghe cảnh sát giao thông giải thích về sai phạm.

Đối với xe ô tô chở quá cao, lưu thông trên đường rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, lái xe sẽ bị áp dụng xử lý theo khoản 2, Điều 24, Nghị định 171 của Chính phủ quy định xử phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm: xếp hàng trên nóc thùng xe; xếp hàng vượt quá bề rộng thùng xe; xếp hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe;

Tại khoản 4, Điều 24, Nghị định 171 của Chính phủ quy định xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm: chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải thùng hở (không mui); chở hàng vượt quá chiều cao theo thiết kế của xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với xe ô tô tải thùng kín (có mui); bị tước Giấy phép lái xe 2 tháng; buộc phải dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy định. 


Lam Nguyên

Ý kiến bạn đọc