(VnMedia)- Việc một số đối tượng tội phạm vị thành niên chọn “thần tượng” là sát thủ máu lạnh, có hành vi man rợ là mối lo cho xã hội. Bởi, theo tâm lý tội phạm học, các đối tượng giang hồ cộm cán cũng lên án mạnh mẽ việc làm này.
>> Quái đản những kẻ nhận “họ hàng” sát thủ Luyện
Theo một chuyện gia phân tích tâm lý tội phạm học, thật khó hiểu khi một số đối tượng sau khi gây trọng án, tại cơ quan điều tra lại có thể trả lời đầy điên cuồng rằng có họ hàng với Lê Văn Luyện.
Theo phân tích, trước thời điểm xảy ra vụ thảm sát tiệm vàng, trước thời điểm xuất hiện tên tội phạm máu lạnh Lê Văn Luyện chưa hề có hiện tượng tội phạm vị thành niên chọn côn đồ hung hãn làm thần tượng.
“Thật ra việc này chỉ xuất hiện gần đây và đây không phải là hiện tượng phổ biến, trước là 4 tội phạm trẻ tại Quảng Nam, và mới đây nhất là hung thủ trong vụ giết, hiếp học sinh lớp 12 tại Thanh Hoá. Việc nhận này là do có sự lệch lạc trong nhận thức của tội phạm vị thành niên do lứa tuổi này chưa ổn định về mặt tâm lý, chưa biết lên án những hành vi xấu trong xã hội. Với 54 triệu người/86 triệu dân số là thanh niên, người trẻ thì việc một bộ phận rất nhỏ chọn cách sống này chỉ nên hiểu tương tự như việc một cái cây mọc bướu mà thôi”, chuyên gia này nói.
Cũng theo chia sẻ của vị chuyên gia này hành động giết người, hiếp dâm trẻ em hay trộm cắp tài sản của một bộ phận tội phạm trẻ vị thành niên gần đây là việc làm mà ngay trong giới giang hồ cũng phản đối kịch liệt đối, phê phán kịch liệt.
Nỗi ám ảnh mang tên Lê Văn Luyện đã quay trở lại khi Lê Tuấn Anh, nghi phạm giết, hiếp nữ sinh lớp 12 tự nhận có họ hàng với y. |
“Xã hội giang hồ cũng có phân biệt rất rõ về đối tượng phạm tội. Trong đó những tội danh như hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em, trộm cắp… bị coi thường nhất. Đây là những hành vi hèn hạ nhất trong thế giới tội phạm giang hồ”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Trong quá trình phân tích tâm lý tội phạm, vị chuyên gia này cho biết, giang hồ có tâm lý dám làm dám chịu trách nhiệm với hành động của mình gây ra. Các đối tượng này rất xem “trọng” loại tội phạm đã phạm tội thì thành khẩn, nhanh chóng trình diện trước pháp luật, còn kẻ quanh co chối tội, kẻ hèn hạ tìm mọi cách để chối tội thì rất bị coi thường. Thậm chí, khi các đối tượng này chịu hình phạt của pháp luật tại các trại giam còn bị các “đại ca giang hồ” bắt làm nô lệ cho chúng.
“Những kẻ giang hồ không bao giờ động vào những đối tượng yếu đuối như phụ nữ, trẻ em, người già những người không có khả năng tự bảo vệ mình. Vì thế, đối với kiểu tội phạm như Lê Văn Luyện, chắc chắn trong tù, trong giới giang hồ cũng lên án về hành vi tàn độc, máu lạnh của y. Vì thế, một vài đối tượng tự nhận mình là em, họ hàng của Lê Văn Luyện sẽ bị coi là hành động bệnh hoạn của những kẻ mù, không có nhận thức”, chuyên gia khẳng định.
Cũng theo chia sẻ của vị chuyên gia này, từ những thông tin ban đầu về lời khai của nghi phạm Lê Tuấn Anh tại cơ quan điều tra, cho thấy hung thủ đang trả lời như một kẻ điên rồ. Đây là hành động điển hình cho việc thiếu nhận thức của người dưới 18 tuổi. Từ hành động man rợ và lời khai của đối tượng cho thấy, trong trường hợp này nhiều khả năng, đối tượng không thể nhận thức được bố mẹ, không nhận thức được đúng sai nên mới hồ đồ như thế. Và đây là những đối tượng rất nguy hiểm cho xã hội.
Gia đình, báo chí có một phần lỗi
Việc gia tăng hình thức phạm tội giết người man rợ do đối tượng là trẻ vị thành niên gây ra thời gian gần đây đang khiến nhiều người giật mình lo sợ. Nguyên nhân nào và động cơ gì đã dẫn đến tình trạng tội phạm hung bạo ngày một gia tăng? Các nhà phân tâm học, các chuyên gia nghiên cứu về tội phạm học trên thế giới đã đưa ra rất nhiều lý thuyết phân tích từ thực tiễn và tiếp xúc trực tiếp với các tội phạm để lý giải cho hiện tượng phạm tội. Họ cũng phân biệt hai loại tội phạm: tội phạm chuyên nghiệp và tội phạm xuất phát từ chấn thương tâm lý nên bộc phát một cách bất thường, đột xuất mà vô cùng tàn bạo (còn gọi là tội phạm giết người vì nguyên nhân xã hội).
Trong đó, đối với tội phạm giết người vì nguyên nhân xã hội yếu tố ảnh hưởng lớn nhất có lẽ là vì lỗ hổng trong giáo dục gia đình. Rất nhiều bậc làm cha mẹ không quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho con cái, mà phần lớn đều có tâm lý chung là chuyển giao nghĩa vụ này cho nhà trường và các thầy cô giáo. Nhưng nhà trường và các thầy cô giáo chỉ chú trọng đến việc giáo dục và chăm lo đến sự phát triển về tri thức, vì thế việc giáo dục về nhân cách cho con cái và thế hệ học sinh, sinh viên vẫn cần sự quan tâm chăm sóc, chia sẻ, động viên, giúp đỡ giáo dục nhân cách từ bố mẹ, ông bà, người thân trong gia đình.
Hiện trường một vụ thảm án kinh hoàng. Ảnh: Minh hoạ |
Chính việc buông lỏng này dẫn đến các đối tượng phạm tội vị thành niên bị chệch hướng trong nhận thức. Ngoài ra, việc một số cơ quan báo chí đã mô tả quá chi tiết về những loại hình phạm tội, khiến cho những đứa trẻ thiếu sự dạy dỗ dễ học đòi theo. Mặt khác, việc sát thủ Lê Văn Luyện xuất hiện trên báo chí như một hiện tượng tội phạm mới cũng khiến nhiều tội phạm trẻ "ngưỡng mộ".
Hành động này xuất phát từ nhận thức hạn chế của người vị thành niên và thành niên. Theo một chuyên gia, có sự khác biệt về nhận thức giữa hai đối tượng này. Về mặt y học người 18 tuổi nhận thức đã tương đối ổn định, đã có chính kiến rõ ràng về những vấn đề trái, phải trong xã hội. Còn người chưa thành niên không nhận thức được đầy đủ những sự thay đổi nên có nhận thức lệch lạc.
"Những đối tượng phạm tội coi Lê Văn Luyện hay tội phạm tày trời là thần tượng thì rõ ràng là có vấn đề về mặt giáo dục. Tuy hiện tượng này không nhiều, chỉ một vài đối tượng chứ không phải phổ biến nhưng để giải thích vấn đề xã hội phức tạp thì phải bắt đầu từ công tác giáo dục, giáo dục bằng mọi thứ bao gồm cả giáo dục gia đình, cộng đồng xã hội, giáo dục trực quan… lên án mạnh mẽ những hành động vi phạm pháp luật để trẻ nắm được", vị chuyên gia này nói.
Ý kiến bạn đọc