(VnMedia) - Được nói lời sau cùng, Luyện xin toà giảm án cho những người vì Luyện mà phải hầu toà, còn phần mình thì xin nhận bản án cao nhất. Luyện cũng xin lỗi gia đình bị hại. Đúng 15h30 chiều nay toà sẽ tuyên án.
* Ấn F5 để đọc nội dung mới
>>>Trực tiếp: Luyện đồng ý bồi thường theo yêu cầu của bị hại
12h55: Tòa tuyên bố kết thúc tranh luận, cho các bị cáo nói lời sau cùng.
Luyện nói: "Bị cáo xin lỗi gia đình bị hại và mọi người. Bị cáo xin HĐXX giảm nhẹ án cho các bị cáo khác vì do bị cáo mà phải hầu tòa. Bị cáo xin nhận mức án cao nhất.
Lê Văn Luyện xin lỗi gia đình nạn nhân và xin được nhận mức án cao nhất |
12h30: Phiên toà vẫn tiếp tục
Chủ tọa đã phải ổn định tình hình bằng lời nhắc nhở, giải thích. Luật sư Ngọc bào chữa cho Luyện có ý kiến là cần áp dụng tình tiết giảm nhẹ đối với tội Lạm dụng tín nhiệm của Luyện bởi Luyện chưa phạm tội lần nào.
Ông Tín (bố anh Ngọc) đại diện bị hại có ý kiến thể hiện sự bức xúc: Luyện một lúc dùng 3 dụng cụ gây án à? Một là con dao nhíp, một con phớ, và một hung khí khác. Hơn nữa, vợ chồng nhà Ngọc Bích bán hàng, chẳng lẽ lại không có chút tiền mặt, tại sao sau khi vụ án xảy ra, chẳng có đồng nào?
Phiên xử vẫn nóng bởi tranh luận gay gắt, VKS bảo lưu ý kiến, dù các Luật sư ra sức phân tích những điểm bất hợp lý và đề xuất mức án. Ông Tín, đai diện bị hại bất chấp sự đồng ý hay chưa của HĐXX, đứng dậy có ý kiến về vết thương hình móng ngựa trên người nạn nhân. Ông Tín khẳng định, cháu Bich đã nói nó nhìn thấy 2 thanh niên trẻ, mà trắng trẻo đề nghị Tòa nghe từ hai phía.
Sau khi ông Tín phát biểu khá gay gắt, vị đại diện VKS tiếp tục bảo lưu ý kiến, không thay đổi quan điểm.
Đai diện bị hại: "Phải có biện pháp cứng rắn để bắt buộc Luyện phải khai ra"
Ông nội bé Bích tiếp tục có ý kiến về hung khí gây án, khẳng dịnh, có nhiều hung khí như vậy không thể một mình Luyện dùng hết. Ông Tín cho rằng, vết thương hình móng ngựa chính là cái dùi đục
Đáp lại, VKS vẫn chỉ giải thích và bảo lưu quan điểm
Anh Trịnh Văn Sinh - đại diện bị hại có ý kiến: Ở tầng 1 có dấu vết 1 đốm máu, điểm này chưa được làm rõ, trong cáo trạng cũng không nêu, "Tại sao lại thiếu? - anh Sinh hỏi.
11h30 phút đến phiên luật sư Thanh tham gia bảo vệ quyền lợi người bị hại tại phiên tòa. Luật sư Thanh cho rằng, đây là vụ án kinh hoàng và đồng tình với cáo trạng của Viện kiểm sát nhưng bản cáo trạng chưa đủ. Vị luật sư này đặt vấn đề, có hay không sự giúp sức của bị cáo Hồng cho Luyện?.
Luật sư Thanh phân tích mâu thuẫn ở chi tiết Luyện tắt cầu dao điện. Trong bản khai sau đó, có chi tiết nói Luyện tắt điện, tắt chuông báo động rồi sau đó lại bật điện lên, thấy chuông báo động kêu nên lại tắt. Từ phân tích trên, ông cho rằng điều này nếu do 1 mình Luyện thực hiện là không thể.
Theo vị luật sư này, sau khi gây án, Luyện không tẩu thoát ngay mà lại gọi điện cho Hồng, chờ đến đón, điều này trái với tâm lý tội phạm chung. “Tâm lý tội phạm chung sẽ hoang mamng, lo lắng nhưng trong khi đó, Luyện vẫn bình tĩnh tự tin, béo tốt như ngày hôm nay”, luật sư nói.
Đề cập đến việc thực nghiệm hiện trường, luật sư đại diện bị hại cho rằng, khicơ quan điều tra tiến hành thực nghiệm hiện trường nhưng lại giấu kín gia đình nạn nhân, ngay cả luật sư cũng "tá hỏa" về thông tin thực nghiệm hiện trường này. Hơn nữa, việc thực hiện không phải do trưc tiếp Luyện thực hiện mà là do người khác đóng thế, khả năng leo trèo sẽ khác nhau nên kết quả sẽ không chính xác.
Mặt khác, Luyện khai rằng thấy cháu Bích cầm điên thoại không dây, chứng tỏ ánh ánh sáng vào nhà khi ấy rất rõ. “Luật sư không được tham gia thực nghiệm hiện trường nên không có điều kiện tìm lời giải đáp thắc mắc này”, vị luật sư nói.
Sau phần bào chũa của luật sư Thanh, gia đình bị hại vỗ tay rào rào thể hiện sư đồng tình, ủng hộ. Trước tòa, đại diện bị hại đồng tình với ý kiến của các luật sư, phản bác lại cáo trạng, đề nghị dừng tòa để điều tra thêm.
VKS đối đáp với các luật sư. Đối với phần bào chữa của các luật sư đề nghị Hồng, Hợp, được hưởng án treo. VKS cho rằng không có căn cứ. Đối với bị cáo Nghi và Định, luật sư đề nghị cho Định hưởng án treo, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm, bác ý kiến luật sư.
Về phần bào chữa của luật sư Thanh, Viện kiểm sát cho rằng, một mình Luyện không thể dập cầu dao, bật điện, tắt điện....VKS cho rằng, không có căn cứ. Trong tất cả các lời khai, Luyên đã luôn khẳng định chỉ có 1 mình Luyện gây án. Vì thế, VKS bác ý kiến của luật sư.
Việc Viện kiểm sát bác ý kiến của luật sư và không trả hồ sơ để điều tra lại đã khiến khán phòng một lần nữa rộ lên phản đối. "Phản đối". Làm việc tắc trách"... Chủ tọa phiên tòa thêm một lần nữa phải ổn định tình hình bằng nhắc nhở, giải thích.
Phiên tòa xử hung thủ Lê Văn Luyện diễn ra khá căng thẳng nên thi thoảng cảnh sát lại phải vất vả giữ trật tự. |
11h15, đến phiên luật sư Huỳnh trình bày trước tòa. Trước HĐXX, luật sư Huỳnh cho rằng, hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng và dã man vì thế cần phải xử phạt nặng. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát chưa đưa điểm tăng nặng vào bản án.
“Ví dụ như sau khi phạm tội, trốn ra nước ngoài, là hành vi xảo quyệt nên phải coi là tình tiết tăng nặng”, Luật sư Huỳnh nói.
Theo vị luật sư này, hành vi của Lê Văn Luyện là giết trẻ em, giết người, man rợ, bản thân Luyện không còn tính người. Hành vi cầm dao cắt cổ cháu Thảo là mất hết nhân tính. Luyện cố tình truy sát nạn nhân đến chết sau khi đã đâm anh Ngọc và giết chị Chín, ra đến cầu thang thấy anh Ngọc ngồi thở phì phò ở cầu thang đã vung phớ chém vào gáy, nhát chém chí mạng...
11h đến phần luật sư Trần Văn An, bào chữa cho bị cáo Nghi và Định. Mở đầu phần bào chữa, luật sư An nói: Mọi tội ác đều phải xét xử theo pháp luật, tuy nhiên cần có những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng cụ thể.
Luật sư An cho rằng, trình độ của bị cáo Nghi và Định còn hạn chế, không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của việc che giấu tội phạm nên đã không khuyên Luyện ra đầu thú ngay.
Từ lập luận trên, vị luật sư này cho rằng, cần thông cảm với hoàn cảnh của 2 bị cáo này. Hơn nữa, Nghi và Định đang nuôi con nhỏ, mong HĐXX xem xét, không áp dụng tình tiết tăng nặng. Mong HĐXX, mong dư luận cảm thông hơn với 2 bị cáo này.
Vị luật sư này cho rằng, việc áp dụng hình phạt đối với 2 bị cáo này là cần thiết, tuy nhiên, căn cứ vào những tình tiết giảm nhẹ nên đề nghị tòa án cho hưởng án treo.
Trước phần bào chữa trên, cả 2 bị cáo Nghi và Định đều không có ý kiến.
10h50 phút, sau phần bào chữa cho sát thủ Luyện, luật sư Ngọc quay sang bào chữa cho Trương Văn Hồng.
Theo vị luật sư này, Hồng có tiền sử bệnh tim, phải điều trị và không phải là tội phạm nguy hiểm đối với xã hội. Vì thế, luật sư đề nghị phạt Hợp và Hồng hình phạt cảnh cáo. Đến đây, luật sư kết thúc phần bào chữa.
Gia đình nạn nhân mang theo di ảnh đến phiên tòa. |
10h50 phút, sau phần bào chữa cho sát thủ Luyện, luật sư Ngọc quay sang bào chữa cho Trương Văn Hồng.
10h30 phút, sau phần nêu quan điểm của Viện Kiểm sát, các luật sư của bị cáo bắt đầu phần bào chữa.
Trước khi vào lời bào chữa, luật sư Nguyễn Bá Ngọc – đại diện cho bị cáo có lời chia sẻ mất mát với gia đình bị hại. Ông Ngọc cho rằng, hành vi của bị cáo Luyện là đặc biệt nghiêm trọng, bản luận tội của Viện Kiểm sát là đúng và hoàn toàn đồng ý.
Luật sư Ngọc đã dẫn ra rằng, trước đây đã có trường hợp tử hình 1 bị cáo chưa thành niên, nhưng đây là thiểu số. Trường hợp đó là vụ án trước năm 1985. Ông cho rằng, qua bài học này, những người làm công tác giáo dục, làm cha mẹ cần phải xem xét cách giáo dục con cái.
Vị luật sư này đề nghị áp dụng Điều 69-75-75.... Bộ Luật hình sự xử phạt Lê Văn Luyện: 18 năm tù về tội giết người, 18 năm về tội cướp của và 6 tháng tù tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Nghe đến đây, gia đình bị hại ngồi dự trong phiên tòa hô to: "tử hình Lê Văn Luyện”. Lúc này không khí phiên tòa diễn ra khá căng thẳng, buộc Chủ tọa phiên tòa phải yêu cầu cảnh sát đưa những người bức xúc ra khỏi khán phòng.
Sau đó, HĐXX hỏi bị cáo Luyện có ý kiến gì về bản bào chữa của luật sư?. Luyện im lặng không nói.
10h sáng, sang phần tranh luận, Viện kiểm sát nêu quan điểm về vụ án, các bị cáo được gọi ra trước vành móng ngựa để nghe quan điểm.
VKS nhận định, hành vi của bị cáo là giết nhiều người, giết trẻ em, giết người để thực hiện một hành vi phạm tội khác. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát cho rằng, Luyện có 1 tình tiết giảm nhẹ là khai báo thành khẩn. Các bị cáo khác liên quan cũng vậy, đều không có tình tiết tăng nặng và có tình tiết giảm nhẹ là khai báo thành khẩn.
Luyện tại phiên tòa xét xử. |
Theo Viện kiểm sát, đặc biệt, bị cáo Nghi còn có tình tiết lập công trong việc bắt Luyện, hơn nữa có bố đẻ là người có công với cách mạng. Luyện phạm tội khi 17 tuổi, 7 tháng 8 ngày cho nên mức phạt cao nhất không quá 18 năm tù.
Đề cập đến việc bồi thường, Viện Kiểm sát cho rằng, bị hại yêu cầu bồi thường là đúng, đề nghị HĐXX xem xét. Các khoản chi phí: Mai táng: 64 triệu. Chi phí điều trị thương tích, cấp cứu chữa bệnh cho cháu Bích 57 triệu, chi phí chăm sóc 19.5 triệu ....Tổng cộng là từ 250 - 350 triệu và cấp dưỡng từ 24/8/2011 đến khi cháu Bích 18 tuổi với mỗi tháng 1.500000 đồng.
Về mức án cho các bị cáo, VKS đề nghị, Luyện: 18 tu về tội giết người,18 năm tù về tội cướp tài sản,lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 6 tháng tù. Tổng cộng cho các hình phạt là 18 năm từ 1/9/2011.
Với bị cáo Miên, VKS đề nghị xử từ 18-24 tháng tù giam. Bị cáo Hồng từ 42- 48 tháng. Bị cáo Định từ 18-20 tháng về tội che giấu. Bị cáo Nghi từ 15-18 tháng tù treo. Bị cáo Hợp từ 15-18 tháng tù. Bị cáo Lược từ 9-12 tháng tù treo.
Ý kiến bạn đọc