Hiểu về bản thân mới có thể thành công!

06:43, 19/10/2017
|

(VnMedia) - Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi trong chúng ta có một số người thường hay đấu tranh để thể hiện bản thân bằng sự nhận thức chưa hoàn thiện của họ. Họ muốn chính mình nhận ra được tiềm năng của bản thân để theo đuổi một mục tiêu lớn hơn.

Tuy nhiên, cuộc sống vẫn chứng minh rằng mọi điều không đơn giản như thế! Khi chúng ta không biết mình đang ở vị trí nào thì khó có thể đặt ra được mục tiêu, duy trì động lực và xác định được điều gì là tốt nhất. Vì vậy, trước khi chúng ta làm bất cứ điều gì, trước tiên chúng ta phải biết bản thân mình là ai.

Thế nào là sự nhận thức của bản thân?

Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi trong chúng ta có một số người thường hay đấu tranh để thể hiện bản thân bằng sự nhận thức chưa hoàn thiện của họ. Họ muốn chính mình nhận ra được tiềm năng của bản thân để theo đuổi một mục tiêu lớn hơn. Tuy nhiên, cuộc sống vẫn chứng minh rằng mọi điều không đơn giản như thế! Khi chúng ta không biết mình đang ở vị trí nào thì khó có thể đặt ra được mục tiêu, duy trì động lực và xác định được điều gì là tốt nhất. Vì vậy, trước khi chúng ta làm bất cứ điều gì, trước tiên chúng ta phải biết bản thân mình là ai.

Biết rõ lợi thế hay ưu điểm mà mình đang có, có thể giúp bạn trong việc thiết lập mục tiêu thực tế, hoàn thành nhiệm vụ, thành công trong các mối quan hệ, hoặc đơn giản là động viên khích lệ bạn trong những hoạt động hàng ngày. Để đạt được kết quả tốt nhất thì việc mình biết được mình như thế nào là điều quan trọng nhất! Thales, nhà triết học vĩ đại của Hy Lạp cổ cũng đã từng được đặt câu hỏi: "Khó khăn là gì?". Đây là câu trả lời của ông: "Là tự thấu hiểu bản thân mình!".

3 bước rèn luyện để hình thành tính nhận thức của con người

Gần đây, từ những chia sẻ của mình, giảng viên Chris Jabines - Trường Tâm lý của Học viện MDIS Singapore, đã truyền tải đến chúng ta một thông điệp thú vị về sự nhận thức cá nhân:  Sự nhận thức của mỗi con người bắt nguồn từ sự phản chiếu của ba yếu tố mang tên “Bản ngã”.

Bản ngã 1 đó là: “Cái tôi”. Khía cạnh này chính là câu trả lời: ”Làm sao để tôi nhận ra mình?” Biểu đạt được “Cái tôi” là giúp từng cá nhân hiểu được nhiều trải nghiệm trong học tập và cuộc sống. Điều này bao gồm kinh nghiệm trong quá khứ, thành tích, sai lầm, thái độ, hành vi hoặc các giá trị bạn đã từng cố gắng đạt được cho chính bản thân. Những trải nghiệm này là thước đo để bạn đạt được chuẩn con người thật của chính mình.

Bản ngã 2 là: “Chính tôi”. Đây như là một đáp án cho câu hỏi “Người khác nhìn tôi như thế nào? Yếu tố này của bản ngã được phản chiếu từ chính những ảnh hưởng và tương tác của bạn với xã hội bên ngoài”. Cha mẹ, bạn bè, thầy cô, những chuyên gia tư vấn hay bất kỳ yếu tố môi trường nào cũng có thể đóng góp vào sự hình thành “Chính tôi”. ‘Cái tôi’ cứ thế liên tục phát triển dần lên tới mức độ “Chính tôi”.

Bản ngã 3 là “Lý tưởng hóa”. Điều này giúp bạn giải đáp băn khoăn: Tôi muốn người khác nhìn tôi như thế nào?’ Đây là tính dự phòng khi nhìn về người khác để bạn có kế hoạch hoàn thiện các vai trò khác nhau của chính bản thân trong cuộc đời mình.

Để thành công trong cuộc sống hãy hiểu chính mình!

Tuy nhiên để có được một cái tôi đồng nhất thì không hề dễ dàng chút nào khi mà ba yếu tố bản ngã nêu trên không thể đồng điệu với nhau. Thường thì, mọi người luôn cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của bản ngã và hy vọng sẽ thuận buồm xuôi gió. Thế nhưng những ý nghĩ ẩn sau đó lại có thể chính là nguyên nhân cản trở sự chấp nhận của bên ngoài về một bản ngã như mong đợi.  Ví dụ, khi hình thành việc muốn kiểm soát nhận thức của người khác, thì thực tế là bản ngã trong bạn đang bị hối thúc thật sự, sự nhận thức sẽ giảm dần, kết quả có thể sẽ dẫn đến việc bạn tự đánh mất bản thân. Do đó, điều quan trọng nhất là bạn phải xác định được được những điểm yếu cá nhân, nhận ra những điểm cần cải thiện, xác định các giải pháp tối ưu trong cả quá trình rồi đưa ra quyết định và tiếp theo là hành động chia sẻ thế mạnh với người khác.

Sự nhận thức ở đây sẽ giống như một bước đệm giúp ta chấp nhận sự thật rằng bản thân có thể không như những gì mình vẫn nghĩ, và chấp nhận học hỏi để thay đổi. Tức là, ta cần thấu hiểu bản thân, để rồi có thể nhìn thế giới một cách rõ ràng với một tâm thế và niềm đam mê hoàn toàn khác biệt. Thấu hiểu bản thân cũng có nghĩa bạn cần nhận ra đâu là điểm mạnh của mình, nhận ra cơ hội từ những lần vấp ngã.

Cuối cùng thì tầm quan trọng của việc thấu hiểu chính bản thân mình lớn hơn những gì bạn vẫn tưởng. Và nếu bạn nhận thức được điều này, chắc chắn bạn sẽ thành công!

Quế Anh


Ý kiến bạn đọc