Toàn cảnh các hồ nước tự nhiên làm đẹp cho Hà Nội

20:29, 12/04/2017
|

Hà Nội có rất nhiều hồ nước tự nhiên nằm rải rác khắp nội đô. Đây là một trong những nét đẹp đặc trưng đồng thời giúp không khí thủ đô trong lành.

Khu vực nội thành Hà Nội có hàng chục hồ nước tự nhiên lớn nhỏ khác nhau, trong đó một số hồ là biểu tượng của thủ đô và là điểm du lịch nổi tiếng. Trong ảnh là hồ Hoàn Kiếm (còn gọi là hồ Gươm thuộc quận Hoàn Kiếm) rộng 12 ha, được coi là trái tim của Hà Nội. Do nước hồ bốn mùa xanh nên hồ còn có tên là Lục Thủy Nguyên. Trong lịch sử, nơi đây được lấy làm chỗ cho thủy quân luyện tập nên còn được gọi là hồ Thủy Quân. Xung quanh hồ là các phố trung tâm thủ đô như Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ.
Khu vực nội thành Hà Nội có hàng chục hồ nước tự nhiên lớn nhỏ khác nhau, trong đó một số hồ là biểu tượng của thủ đô và là điểm du lịch nổi tiếng. Trong ảnh là hồ Hoàn Kiếm (còn gọi là hồ Gươm thuộc quận Hoàn Kiếm) rộng 12 ha, được coi là trái tim của Hà Nội. Do nước hồ bốn mùa xanh nên hồ còn có tên là Lục Thủy Nguyên. Trong lịch sử, nơi đây được lấy làm chỗ cho thủy quân luyện tập nên còn được gọi là hồ Thủy Quân. Xung quanh hồ là các phố trung tâm thủ đô như Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ.

 

Khu vực nội thành Hà Nội có hàng chục hồ nước tự nhiên lớn nhỏ khác nhau, trong đó một số hồ là biểu tượng của thủ đô và là điểm du lịch nổi tiếng. Trong ảnh là hồ Hoàn Kiếm (còn gọi là hồ Gươm thuộc quận Hoàn Kiếm) rộng 12 ha, được coi là trái tim của Hà Nội. Do nước hồ bốn mùa xanh nên hồ còn có tên là Lục Thủy Nguyên. Trong lịch sử, nơi đây được lấy làm chỗ cho thủy quân luyện tập nên còn được gọi là hồ Thủy Quân. Xung quanh hồ là các phố trung tâm thủ đô như Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ.
Khu vực nội thành Hà Nội có hàng chục hồ nước tự nhiên lớn nhỏ khác nhau, trong đó một số hồ là biểu tượng của thủ đô và là điểm du lịch nổi tiếng. Trong ảnh là hồ Hoàn Kiếm (còn gọi là hồ Gươm thuộc quận Hoàn Kiếm) rộng 12 ha, được coi là trái tim của Hà Nội. Do nước hồ bốn mùa xanh nên hồ còn có tên là Lục Thủy Nguyên. Trong lịch sử, nơi đây được lấy làm chỗ cho thủy quân luyện tập nên còn được gọi là hồ Thủy Quân. Xung quanh hồ là các phố trung tâm thủ đô như Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ.

 

So với hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây (quận Tây Hồ) nổi tiếng không kém, từng đi vào nhiều bài thơ, ca khúc. Đây là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành, diện tích chừng 500 ha. Nằm đối diện với hồ Tây qua đường Thanh Niên là hồ Trúc Bạch. Theo sách “Tây Hồ chí” thì hồ Trúc Bạch có từ thế kỷ 17 khi nhân dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp một con đê ngăn góc phía đông nam của hồ Tây để nuôi cá. Hồ được ví như lá phổi của thủ đô. Đường ven hồ có chiều dài hơn 17 km thu hút nhiều người dân Hà Nội tới vãn cảnh, tập thể dục rèn luyện sức khỏe.
So với hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây (quận Tây Hồ) nổi tiếng không kém, từng đi vào nhiều bài thơ, ca khúc. Đây là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành, diện tích chừng 500 ha. Nằm đối diện với hồ Tây qua đường Thanh Niên là hồ Trúc Bạch. Theo sách “Tây Hồ chí” thì hồ Trúc Bạch có từ thế kỷ 17 khi nhân dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp một con đê ngăn góc phía đông nam của hồ Tây để nuôi cá. Hồ được ví như lá phổi của thủ đô. Đường ven hồ có chiều dài hơn 17 km thu hút nhiều người dân Hà Nội tới vãn cảnh, tập thể dục rèn luyện sức khỏe.

 

Hồ Quảng Bá (quận Tây Hồ) là một trong những hồ có diện tích nhỏ nhất nội đô, là một phần nhỏ bị chia cắt của hồ Tây qua đường Quảng Bá.
Hồ Quảng Bá (quận Tây Hồ) là một trong những hồ có diện tích nhỏ nhất nội đô, là một phần nhỏ bị chia cắt của hồ Tây qua đường Quảng Bá.

 

Giống như hồ Tây và hồ Trúc Bạch, hồ Bảy Mẫu và hồ Ba Mẫu cũng liền kề với nhau, được chia cắt bởi tuyến đường Lê Duẩn (quận Đống Đa).
Giống như hồ Tây và hồ Trúc Bạch, hồ Bảy Mẫu và hồ Ba Mẫu cũng liền kề với nhau, được chia cắt bởi tuyến đường Lê Duẩn (quận Đống Đa).

 

Hồ Hoàng Cầu thuộc địa bàn quận Đống Đa (còn gọi là hồ Đống Đa). Bao quanh là các tuyến phố Hoàng Cầu, Mai Anh Tuấn. Một góc hồ có tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chạy qua.
Hồ Hoàng Cầu thuộc địa bàn quận Đống Đa (còn gọi là hồ Đống Đa). Bao quanh là các tuyến phố Hoàng Cầu, Mai Anh Tuấn. Một góc hồ có tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chạy qua.

 

Hồ Giảng Võ rộng 6,8 ha thuộc địa phận quận Ba Đình, có hai phố Trần Huy Liệu và Ngọc Khánh chạy quanh. Đây là khu vực tập trung đông dân cư và công sở. Xung quanh hồ là hàng loạt quán cà phê và khách sạn, nhà hàng lớn.
Hồ Giảng Võ rộng 6,8 ha thuộc địa phận quận Ba Đình, có hai phố Trần Huy Liệu và Ngọc Khánh chạy quanh. Đây là khu vực tập trung đông dân cư và công sở. Xung quanh hồ là hàng loạt quán cà phê và khách sạn, nhà hàng lớn.

 

Hồ Thành Công rộng gần 6 ha, nằm trong Công viên Indira-Gandhi, thuộc phường Thành Công, quận Ba Đình (Hà Nội). Những ngày vừa qua, đề xuất của một doanh nghiệp về việc lấp một phần hồ này để xây nhà tái định cư đã gây xôn xao.
Hồ Thành Công rộng gần 6 ha, nằm trong Công viên Indira-Gandhi, thuộc phường Thành Công, quận Ba Đình (Hà Nội). Những ngày vừa qua, đề xuất của một doanh nghiệp về việc lấp một phần hồ này để xây nhà tái định cư đã gây xôn xao.

 

Hồ Ngọc Khánh có diện tích 3,6 ha, nằm trên địa bàn phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, bao quanh là hai tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, Phạm Huy Thông. Hồ được cải tạo từ những năm 90, ban đầu vốn chỉ là vùng đầm lầy, ruộng trũng.
Hồ Ngọc Khánh có diện tích 3,6 ha, nằm trên địa bàn phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, bao quanh là hai tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, Phạm Huy Thông. Hồ được cải tạo từ những năm 90, ban đầu vốn chỉ là vùng đầm lầy, ruộng trũng.

 

Hồ Linh Đàm có diện tích mặt nước khoảng hơn 73 ha, có hình chữ U nằm bao quanh bán đảo Linh Đàm. Nơi đây từng được coi như một trong những khu đô thị đáng sống nhất ở Hà Nội.
Hồ Linh Đàm có diện tích mặt nước khoảng hơn 73 ha, có hình chữ U nằm bao quanh bán đảo Linh Đàm. Nơi đây từng được coi như một trong những khu đô thị đáng sống nhất ở Hà Nội.

 

Hồ Nghĩa Đô nằm bên trong công viên cùng tên (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) đối diện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Sau khi quy hoạch, diện tích hồ này được giữ nguyên, bố trí không gian hài hòa, thoáng mát.
Hồ Nghĩa Đô nằm bên trong công viên cùng tên (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) đối diện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Sau khi quy hoạch, diện tích hồ này được giữ nguyên, bố trí không gian hài hòa, thoáng mát.

 

Hồ Xã Đàn, xung quanh là các khu tập thể cũ của Hà Nội như Trung Tự, Nam Đồng. Bao bọc hồ là các tuyến phố Hồ Đắc Di, Trần Hữu Tước và Đặng Văn Ngữ.
Hồ Xã Đàn, xung quanh là các khu tập thể cũ của Hà Nội như Trung Tự, Nam Đồng. Bao bọc hồ là các tuyến phố Hồ Đắc Di, Trần Hữu Tước và Đặng Văn Ngữ.

 

Hồ Thiền Quang được bao quanh bởi 4 con phố Nguyễn Du, Trần Bình Trọng, Trần Nhân Tông và Quang Trung. Trước đây hồ rộng, lan tới các phố Trần Quốc Toản, Yết Kiêu, Nguyễn Bỉnh Khiêm hay thông cả với hồ Bảy Mẫu. Những năm 1920-1925, hồ bị lấp dần để làm phố.
Hồ Thiền Quang được bao quanh bởi 4 con phố Nguyễn Du, Trần Bình Trọng, Trần Nhân Tông và Quang Trung. Trước đây hồ rộng, lan tới các phố Trần Quốc Toản, Yết Kiêu, Nguyễn Bỉnh Khiêm hay thông cả với hồ Bảy Mẫu. Những năm 1920-1925, hồ bị lấp dần để làm phố.

 

Hồ Văn (hoặc hồ Giám) trên phố Quốc Tử Giám (quận Đống Đa) đối diện khu di tích Văn Miếu. Giữa hồ có gò Kim Châu, trên gò dựng Phán Thuỷ đường (là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa). Đây vốn là một bộ phận trong công trình kiến trúc chung của Văn Miếu - Quốc tử Giám.
Hồ Văn (hoặc hồ Giám) trên phố Quốc Tử Giám (quận Đống Đa) đối diện khu di tích Văn Miếu. Giữa hồ có gò Kim Châu, trên gò dựng Phán Thuỷ đường (là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa). Đây vốn là một bộ phận trong công trình kiến trúc chung của Văn Miếu - Quốc tử Giám.

Theo Zing 


Ý kiến bạn đọc