AON Holdings đã đánh bại Goldman Sachs và Công ty đầu tư tài Chính Hana trong cuộc đua giành quyền sở hữu tòa tháp cao nhất Việt Nam, nhờ mạnh tay trả giá nhất tại 450 tỷ won (382,5 triệu USD).
AON Holdings là một tập đoàn tài chính đa quốc gia của Anh. Công ty được thành lập vào năm 1982, sau khi tập đoàn Ryan Insurance Group hợp nhất với công ty Combined Insurance Company of America, đặt trụ sở chính đặt tại London.
Năm 1987, công ty đổi tên thành AON, một từ trong tiếng Scotland cổ có nghĩa là "hợp nhất". AON hoạt động trong 3 lĩnh vực chính, do 3 công ty con cai quản.
AON Risk Solutions cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý rủi ro. AON Benfield hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm, môi giới tái bảo hiểm. AON Hewitt giải đáp thắc mắc, tư vấn khách hàng về nguồn nhân lực.
AON mở rộng sự hiện diện trên toàn cầu thông qua mua bán sáp nhập. Năm 1997, tập đoàn mua lại The Minet Group của Anh và công ty bảo hiểm chứng khoán Alexander & Alexander Services của Anh, chính thức đưa AON trở thành nhà môi giới bảo hiểm chứng khoán lớn nhất thế giới.
Keangnam Landmark 72 tọa lạc tại đường Phạm Hùng, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội với chiều cao 336 mét Đây được mệnh danh là tòa tháp cao nhất Việt Nam hiện nay.
Năm 1998, tập đoàn tăng gấp đôi số lượng nhân viên khi mua lại công ty môi giới bảo hiểm lớn nhất Tây Ban Nha là Gil y Carvajal, cũng như thành lập công ty bảo hiểm vốn ngoại đầu tiên tại Hàn Quốc - AON Korea.
Năm 1999, công ty mua lại Tập đoàn bảo hiểm Nikols Sedgwick của Ý, thành lập liên doanh RiskAttack với công ty Zurich US của Mỹ, hoạt động trong mảng phân tích rủi ro và quản lý tài chính cho các công ty công nghệ.
Năm 2007, AON tuyên bố thoái vốn khỏi lĩnh vực bảo hiểm do tính chất thâm hụt vốn nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp.
Tập đoàn bán đi hai công ty con chủ chốt hoạt động trong lĩnh vực này. Combined Insurance Company of America được bán cho ACE Limited của Thụy Sỹ với giá 2,4 tỷ USD. Sterling Life Insurance Company được bán cho Munich Re Group của Đức với giá 352 triệu USD.
AON quay về tập trung vào lĩnh vực môi giới bảo hiểm chứng khoán và nghiệp vụ tư vấn. Năm 2008, Tập đoàn mua lại công ty tái bảo hiểm và tư vấn vốn Benfield Group Limited của Anh với giá 1,75 tỷ USD. Thương vụ quy mô này đưa AON lọt top những tay chơi lớn nhất trong ngành công nghiệp môi giới tái bảo hiểm.
Hai năm sau, tập đoàn này tiến hành vụ mua bán sáp nhập lớn nhất lịch sử, khi rinh về tập đoàn Hewitt Associates của Mỹ với giá 4,9 tỷ USD.
Tính đến nay, Tập đoàn AON hiện đang hoạt động rộng khắp với hơn 500 văn phòng tại hơn 120 quốc gia.
Doanh thu của AON trong năm 2014 đạt 12,04 tỷ USD, tăng 1,86% so với năm 2013. Trong 4 năm gần đây, doanh thu của Tập đoàn không ngừng gia tăng, vượt mốc 10 tỷ USD mỗi năm kể từ năm 2011.
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1994 dưới hình thức liên doanh với Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, AON Việt Nam là công ty đầu tiên mở ra hoạt động môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm tại Việt Nam.
Đây cũng là công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài duy nhất đoạt Giải thưởng Rồng Vàng trong 4 năm liên tiếp (2005–2008) với danh hiệu “Công ty có dịch vụ và phong cách kinh doanh tốt nhất”.
Sau 10 năm hoạt động, AON Việt Nam được cấp giấy phép thành lập và hoạt động vào năm 2004, trở thành một doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tái bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Nhật báo kinh tế Korea Economic Daily của Hàn Quốc đưa tin ngày 16/12/2015, AON Holdings là đơn vị chính thức được Samjong KPMG (đơn vị thu xếp bán nợ của dự án) lựa chọn là chủ nhân mới của tòa tháp Landmark 72.
AON Holdings đã đánh bại Goldman Sachs và Công ty đầu tư tài Chính Hana trong cuộc đua giành quyền sở hữu tòa tháp cao nhất Việt Nam, nhờ mạnh tay trả giá nhất tại 450 tỷ won (382,5 triệu USD).
Trong khi đó, Keangnam đã vay tới 600 tỷ won (tương đương 510 triệu USD) để xây dựng tòa nhà này vào năm 2012.
Hiện công ty con của Keangnam tại Việt Nam đang sở hữu 70% cổ phần tại dự án Landmark 72. Do đó, sau khi tiếp quản các khoản nợ, AON Holdings sẽ nắm quyền kiểm soát toàn bộ dự án tòa nhà.
Keangnam Landmark 72 tọa lạc tại đường Phạm Hùng, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội với chiều cao 336 mét. Đây được mệnh danh là tòa tháp cao nhất Việt Nam hiện nay.
Năm 2014, cố Chủ tịch tập đoàn Keangnam Enterprises là Sung Wan-jong đã tự tử khi hàng loạt bê bối của công ty xây dựng bị phơi bày.
Sau đó, thông tin giao bán tòa tháp đã xuất hiện trên truyền thông Hàn Quốc và được định giá khoảng 800 triệu USD.
Tháng 5/2015, Tòa án Seoul chấp thuận cho Tập đoàn xây dựng Keangnam Enterprises Inc bán Landmark 72.
Ý kiến bạn đọc