(VnMedia) - Cá mập phơi nắng được xem là loài cá lớn thứ hai trên thế giới. Nó nằm trong 8 loài cá mập này nổi tiếng hơn so với một số loài anh chị em họ của chúng, nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Bạn có biết chúng không ?
Như thường lệ hàng năm, cá mập đang được nói đến tại SharkWeek, một sự kiện do kênh Discovery Channel tổ chức. Những con cá mập trắng to lớn và những loài cá mập khác được coi là nguy hiểm đối với con người trở thành những ngôi sao sáng của sự kiện này. Nhưng bạn có biết rằng có đến 470 loài các mập với kích thước từ vài cm đến 20 m trên thế giới không ?
Một số loài trong số chúng sống ở nơi nước sâu và chúng ta hiếm khi nhìn thấy chúng, và thỉnh thoảng chúng lại đột nhiên xuất hiện. Những loài cá mập khác không hiếm bằng, nhưng cũng làm chúng ta ngạc nhiên không kém phần. Sau đây là 8 loài cá mập mà có thể bạn chưa bao giờ nghe nói tới chúng.
Cá mập thằn lằn (Chlamydoselachus anguineus)
Còn được gọi là cá mập có mào hay cá mập viền, chúng hay được người ta gọi là "hóa thạch sống" bởi vì nó có mang nhiều đặc điểm của loài cá mập nguyên thủy. Chúng có chiều dài có thể đạt tới 2 m (6,6 ft), có cơ thể màu nâu sẫm giống con lươn nhưng có sáu cặp khe mang giống với loài cá mập thời tiền sử. Khi di chuyển và săn mồi, cá mập thằn lằn uốn cong cơ thể để di chuyển về phía trước một cách linh hoạt giống với một con rắn biển khổng lồ.
Đầu của cá mập thằn lằn rộng, phẳng nhưng chúng lại có một cái miệng tròn, ngắn. Đôi mắt hình bầu dục và được bố trí nằm ngang. Lỗ mũi là khe hở nằm theo chiều dọc đầu. Trái ngược với nhiều loài cá mập khác, răng của chúng ngắn và mảnh nhưng lại dài vào sâu trong khoang miệng được cấu tạo thành nhiều răng nhỏ hơn, cùng với đó là khoảng cách giữa các răng là khá rộng. Mỗi con có khoảng 300 chiếc răng nhỏ, thanh mảnh như những cây kim.
Con cái có thể có chiều dài lên đến 2 m và để bắt mồi, nó gấp mình lại trước khi quăng mạnh về phía trước, kiểu giống như một con rắn. Nó được tìm thấy ở các vùng nước sâu (1.570 m) của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Cá mập Cookiecutter (Isistius brasiliensis)
Đằng sau cái tên làm cho người ta lo lắng này ẩn giấu một con cá mập kích thước nhỏ đo chỉ bằng nửa mét. Loại cá này có màu nâu đậm, mõm ngắn và cơ thể hình trụ, cách ăn rất đặc biệt. Người Anglo-Saxons gọi chúng là "cá mập đột lỗ" bởi vì chúng có thói quen đục những lỗ trên thân các động vật biển khác.
Người ta quan sát thấy có những vết sẹo từ vết cắn của chúng hình tròn như miệng núi lửa không những trên cá voi, sư tử biển và các động vật chân vây khác, mà còn trên một số loài cá mập khác và cá loài các có xương. Nó cũng có thể ngốn cả những con mực, đôi khi lớn hơn chúng rất nhiều.
Cá nhám râu (Orectolobidae)
Mười hai loài của cá mập râu này được nhiều người biết đến. Tất cả đều có thân lớn, dài từ 2 đến dài 3,5 m. Hình dạng và màu da đốm cho phép chúng giấu mình dưới đáy biển và chờ đợi con mồi bơi ngang qua trước mặt, trước khi chúng bắt nó bằng hàm răng sắc nhọn của mình.
Tên tiếng Anh của chúng là "wobbegong", theo nghĩa thổ dân là "bộ râu rậm" vì miệng của con cá mập này được bao quanh bởi miếng da dài, gợi nhớ đến một bộ râu.
Cá mập phơi nắng (Cetorhinus maximus)
Con cá mập ấn tượng này, được coi là loài cá sống lớn thứ hai cùng với cá mập voi, có thể nhận ra bằng cái miệng khổng lồ của nó và vây lưng cao. Con cá khổng lồ này - dài trung bình 10 m – lại vô hại đối với con người. Như cá mập voi, nó chỉ ăn động vật phù du, tảo và vi động vật, lọc nước biển thông qua những khe mang của nó.
Được gọi là "cá mập thích rong chơi" (trong tiếng Anh), loài này di chuyển chậm chạp và có thói quen nổi lên trên bề mặt biển tại những thời điểm nóng nhất của ngày. Tuy nhiên, theo tên tiếng Pháp, nó lại có đặc điểm giống như người hành hương.
Cá mập yêu tinh (Mitsukurina owstoni)
Giống như tất cả các loài cá biển sâu, cá mập yêu tinh rất khó quan sát, và sự xuất hiện của chúng gây ấn tượng mạnh. Cá mập kỳ lạ này với cơ thể mềm nhão và màu phớt hồng không giống như bất kỳ loài cá khác. Nó sở hữu một mõm dài bẹt và hàm răng ấn tượng dạng đinh nhọn, nó có thể lao mình về phía trước.
Chúng phát hiện ra con mồi nhờ mũi có thểnhận biết điện từ trường do động vật biển phát ra. Các nhà khoa học vẫn biết ít về chúng, loài cá mập này thường được ngư dân vô tình bắt gặp trong vùng nước sâu.
Cá nhám cưa (Pristiophoriformes)
Thường bị nhầm lẫn với cá kiếm, cá nhám cưa có cơ thể mảnh mai hơn và cũng quý hiếm hơn. Để dễ dàng phân biệt hai loài con cá này, chỉ cần quan sát vị trí mang của chúng : mang của cá nhám cưa ở hai bên, trong khi, như những loài cá đuối khác, mang của cá kiếm ở bụng của chúng.
Những con cá mập đáy ăn những động vật không xương sống và động vật giáp xác, họ bắt mồi dưới đáy biển bằng cách sử dụng vết răng và hai râu dài của chúng.
Cá mập miệng to (Megachasma pelagios)
Giống như cá mập phơi nắng và cá mập voi, cá mập miệng to bơi với các miệng mở rộng để lọc nước và bắt các sinh vật biển nhỏ. Nhưng nó là rất khó quan sát : được phát hiện vào năm 1976, người ta chỉ biết được 55 cá thể của loài này năm 2012. Nó sở hữu một cái miệng khổng lồ với chi chit răng nhỏ.
Theo các nhà khoa học, môi của chúng chứa các sinh vật phát quang sinh học cho phép nó thu hút các sinh vật phù du. Sống giữa độ sâu 300 và 1100 m dưới mặt biển, nó nổi lên khỏi mặt nước vào ban đêm để kiếm ăn.
Cá mập thiên thần (Squatina)
Với cơ thể phẳng, mở rộng ở phần vây bụng và vây ngực khiến chúng có bề ngoài giống với một con cá đuối, có cơ thể rộng, râu hình nón, lưng có ít gai, cơ thể có màu xám hoặc nâu nhạt ở lưng với một mô hình của rất nhiều chấm sáng nhỏ li ti. Để kiếm ăn, nó vùi mình trong cát, mở hàm rộng để bắt mồi.
Phần lớn các loài cá thiên thần sống ở vùng nước nông, ôn đới hoặc cận nhiệt đới, và có thể làm tổn thương các thợ lặn khi bị chọc tức.
Ý kiến bạn đọc