(VnMedia) - Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới, cũng là một ổ lừa đảo thực sự. Một công ty an ninh mạng vừa đưa ra báo cáo chính thức về một nghiên cứu nhằm vào những trò gian lận gây rắc rối trên Facebook. Những trò lừa đảo này được nhiều người biết đến và vẫn tiếp tục nở rộ trên mạng xã hội này.
Ít ai truy cập hàng giờ trên Facebook mà không bị “bẫy” một lần duy nhất bởi một quảng cáo hấp dẫn hoặc một liên kết khuyến khích bạn nhấp chuột tương tự như cuộc phiêu lưu của một chiến binh. Công ty bảo mật nổi tiếng Bitdefender đã thu thập và đưa ra một danh sách Top 10 những trò gian lận phổ biến nhất trên mạng xã hội này.
Điều này là cần thiết dù bạn đã rơi vào cạm bẫy đó hoặc chưa bị nó cám rỗ. Nhưng trên bảng tin Facebook của bạn, không thể không nhìn thấy một lời thông báo nhỏ mang tính trêu ghẹo, hứa hẹn sẽ biết xem ai thông tin của bạn, hoặc đã bị xóa bạn ra khỏi danh sách bạn bè của họ. Thậm chí hấp dẫn hơn là các đoạn video "tuyệt vời, không thể tin được" mà bạn phải sẽ "nhắm mắt bấm xem" bởi vì chúng thường "vui nhộn" hoặc "làm bạn ngạc nhiên."
Facebook, mạng xã hội của tất cả chiêu lừa đảo
Tất cả những trò gian lận được tập hợp trên Facebook, từ thư rác, đánh cắp dữ liệu đến tấn công giả mạo (phising trong tiếng anh, một hành vi giả mạo ác ý nhằm lấy được các thông tin nhạy cảm như tên người dùng, mật khẩu và các chi tiết thẻ tín dụng). Người dùng nhận thấy chính mình đã vô tình làm lan truyền những lừa đảo vì các ứng dụng giả hoặc video giả có thể công bố bằng tên của họ. Những trò này kéo dài trong nhiều năm. Năm 2011, Bitdefender đã đưa ra ứng dụng Safego để tuyên chiến với những trò lừa đảo trên mạng xã hội.
Nhưng mặc dù vậy, những chiêu thức này vẫn tiếp diến, và mỗi năm có hàng triệu người sử dụng bị mắc bẫy. Vì với mỗi lần nhấp chuột, một phần mềm độc hại lây lan khắp nơi và điều này khiến việc chiến đấu chống lại nó trở nên khó khăn hơn.
Lấy một ví dụ cụ thể : Một người bạn dường như rất thích một video nào đó. Bạn nhấp vào liên kết để xem video. Video (mà bạn thường xuyên không bao giờ nhìn thấy), giấu một nút "Like" (thích) ẩn. Nhấn vào đó, bạn chia sẻ một đoạn video không muốn xem đó và vô tình bạn tham gia vào việc phát tán chiêu lừa đảo đang diễn ra trên Facebook.
Rihanna, chiêu lừa đảo siêu hạng nhất
Bitdefender đưa ra các kỹ thuật được những kẻ lừa đảo sử dụng. Rihanna là chiêu lừa đảo siêu hạng nhất đối với cư dân của Facebook (chiếm 4,76%). Tuy nhiên, hai chiêu lừa đảo phổ biến nhất cũng lại là hai chiêu đơn giản nhất "Ai đã xem hồ sơ của tôi?" (30,20%) và "Hãy thay đổi màu sắc Facebook của bạn" (7.8%). Những chiêu lừa đảo liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội và liên quan trực tiếp đến người sử dụng.
“Tại sao người sử dụng luôn muốn biết rằng ai đã xem xét hồ sơ của họ, bất chấp cảnh báo an toàn về điều này ? Họ nghĩ chắc chắn rằng đó là các ứng dụng thực tế ... Điều mà người ta gọi là kỹ thuật xã hội, và sau đó, nó sẽ đạt đến mức cao nhất - trò chơi tâm lý giữa các tội phạm mạng và nạn nhân của chúng”, Catalin Cosoi, trưởng phòng chiến lược an ninh mạng của Bitdefender giải thích.
"Các mồi nhử được thay đổi theo thời gian - kẻ quấy rầy, người xem, người hâm mộ, bạn gái cũ và cũng kèm những điều ám ảnh bạn, nhưng lí do có thể khiến những trò gian lận vẫn tiếp diễn rất đơn giản : đó là bản chất của con người".
Sau đây là top 10 chiêu lừa đảo trên Facebook :
1- "Ai đã xem hồ sơ của tôi ?" (30,20%)
2- "Hãy thay đổi màu Facebook của bạn" (7,8%)
3- Quan hệ của Rihanna với "bạn trai" của anh ta (4.76%)
4- "Kiểm tra tình trạng của tôi để nhận được miễn phí một chiếc áo thun chính thức của Facebook" (4,21%)
5- "Hãy nói tạm biệt với Facebook xanh" (2,76%)
6 – Phân phối miễn phí các sản phẩm không quay phim (2,41%)
7 – Hãy chứng thực nếu bạn của bạn đã xóa bạn ra khỏi danh sách của họ (2,27%)
8 – Nhận biết những người "quấy rối bạn nhiều nhất" (1,74%)
9 - "Tìm hiểu làm thế nào để xem ai viếng thăm tài khoản của bạn, bạn bất ngờ về nó !" (1,55%)
10 - "Tôi vừa đổi chủ đề trên tài khoản Facebook của tôi. Thật không thể tin nổi" (1,50%)
Nghiên cứu này dựa trên ứng dụng Safego của BitDefender, nhằm mục đích cảnh báo người dùng trong trường hợp có phần mềm độc hại hoặc liên kết giả mạo. Nghiên cứu cũng sẽ giúp chúng ta thận trọng hơn khi truy cập vào các mạng xã hội, tránh nhấp chuột vào bất kỳ liên kết nào có vẻ đáng ngờ hoặc "quá hay, quá đẹp".
Ý kiến bạn đọc