Siêu trăng, hiện tượng thiên nhiên kỳ thú

11:36, 14/07/2014
|

(VnMedia) - Cuối tuần trước (12/7), mặt trăng không chỉ tròn đầy mà nó còn được gọi là "siêu trăng". Đây là lần đầu tiên trong ba lần hiện tượng siêu trăng được dự đoán xảy ra trong mùa hè năm nay, khi mặt trăng gần với trái đất hơn và do đó khi xuất hiện, nó to hơn và sáng hơn bình thường.

 

 Ảnh minh họa

358.257 km - Đây là khoảng cách từ Trái đất đến mặt Trăng vào cuối tuần vừa qua, khi hiện tượng siêu trăng xảy ra lần đầu tiên của năm nay. Điều này được các nhà thiên văn cho biết, họ khuyến khích chúng ta nhìn lên trời để thưởng thức cảnh tượng này. Hiện tượng siêu mặt trăng xảy ra khi mặt trăng gần trái đất, lớn hơn so với bình thường.

 

"Hiệu tượng này ấn tượng hơn khi nó lại trùng với ngày trăng tròn", James Garvin, nhà khoa học tại Goddard Space Flight Center của NASA, thông tin cho The Independent biết. Và điều này chứng minh cho những gì đã xảy ra cuối tuần trước. Lần tiếp theo sẽ xảy ra vào tháng 8 và lần cuối cùng sẽ xảy ra vào tháng 9.

 

Thế nào là siêu trăng?

 

Về mặt kỹ thuật, dự kiến hiện tượng siêu trăng sẽ xảy ra năm lần trong năm 2014. Nhưng chỉ có tháng 7, 8 và 9 chúng ta mới có thể quan sát được hiện tượng này. Hai lần khác xảy ra vào tháng giêng năm nay nhưng ta không thể quan sát được từ Trái đất. Thuật ngữ “siêu trăng” được ra đời vào năm 1979 bởi nhà chiêm tinh Richard Nolle. Hiện tượng có thể xảy ra với trăng khuyết hoặc tròn, khi vị trí của mặt trăng, mặt trời và trái đất thẳng hàng.

 

Trăng khuyết là khi mặt trăng nằm giữa mặt trời và hành tinh của chúng ta. Trăng tròn là khi hành tinh của chúng ta nằm giữa mặt trăng và mặt trời. Mặt trăng quay theo quỹ đạo hình elip, người ta không luôn nhìn thấy nó từ Trái đất.

 

Hiện tượng siêu trăng xảy ra khi mặt trăng ở gần với Trái Đất nhất. Khi nó đạt đến cận điạ (điểm gần Trái đất nhất), gần hơn khoảng 50.000 km so với điểm viễn địa (điểm mặt trăng xa Trái đất nhất). Đây là hiện tượng xảy ra hôm ngày 12/7 vừa qua, khi đó mặt trăng xuất hiện giống như một quả địa cầu chiếu sáng khổng lồ lơ lửng trên bầu trời. Trong trường hợp siêu trăng, hành tinh này sẽ xuất hiện lớn hơn14% và sáng hơn 30% so với bình thường.

 

Nhưng "siêu trăng" tháng 7 sẽ không phải là lớn nhất của năm nay. Mặt trăng lớn nhất (theo quan sát từ Trái đất) sẽ là vào ngày 10/8 vì nó gần Trái đất hơn khoảng 1.400 km so với khoảng cách của mặt trăng với Trái đất ngày 12/7. Hơn nữa, đó sẽ là hiện tượng ấn tượng nhất của năm.

 

Hiện tượng không quá hiếm

 

Mặc dù là hiện tượng phổ biến trong những năm gần đây, siêu trăng không hiếm như nhật thực. "Nói chung, cứ 13 tháng và 18 ngày, trăng tròn đạt cận điểm, vì vậy nó không phải là hiện tượng quá hiếm", Geoff Chester của Đài thiên văn hàng hải Mỹ (US Naval Observatory), được tờ NASA Sience trích lời.

 

Theo các nhà nghiên cứu, sẽ có từ 4 đến 6 siêu trăng mỗi năm. Tuy nhiên, siêu trăng gần Trái đất nhất diễn ra ở thời điểm cách xa nhau. Siêu trăng mới đây nhất vào ngày 19/3/2011 và tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 14/11/2016. Sau tháng 9/2014, chúng ta phải đợi đến ngày 29/8/2015 mới lại được chiêm ngưỡng siêu trăng. Ba lần siêu trăng đầu tiên năm 2015 xảy ra vào thời điểm trăng khuyết.

 

Hiện tượng này diễn ra khi nào?

 

Trong khi chờ đợi, chúng ta tạm hài long với ba lần quan sát siêu trăng trong năm nay, nếu điều kiện cho phép. Ít hơn? Vẻ đẹp rực rỡ của siêu trăng không làm lu mờ ánh sáng của sao Hỏa và sao Thổ, cho phép chúng ta thưởng thức một bầu trời lung linh tuyệt đẹp.

 

Thời điểm tốt nhất để quan sát siêu trăng đó là lúc mặt trăng mọc và lặn. Thật vậy, mặt trăng luôn xuất hiện lớn hơn ở thời điểm này. Siêu trăng xảy ra ba lần theo giờ Pháp: ngày 12/7 lúc 13h25, ngày 10/8 lúc 20h10 và 9/9 lúc 3h38. Nếu bạn ngước lên nhìn trời, bạn vẫn có thể quan sát một mặt trăng gần như tròn và lớn, với điều kiện trời quang đãng... Ở Pháp, bạn có thể dễ dàng quan sát được hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.


Quế Anh - (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc