(VnMedia) - Một nghiên cứu gần đây giúp chúng ta tìm lại dấu vết của các vụ phun trào núi lửa cách đây hơn 2.000 năm. Để làm điều này, các nhà khoa học đã phân tích chất sulfate còn lại trong các khối băng ở Nam Cực.
Các vụ phun trào núi lửa lớn nhất trong 2.000 năm qua đã để lại dấu ấn không thể xóa nhòa nằm sâu trong lõi băng ở Nam Cực. Qua phân tích một cách tỉ mỉ bụi sulfate còn lại trong các lớp băng, các nhà khoa học đã có thể dựng lại toàn bộ quá trình phun trào núi lửa xảy ra trong giai đoạn này.
Các nhà nghiên cứu, đứng đầu là Michael Sigl và Joe McConnell của Viện nghiên cứu sa mạc Nevada (DRI), đã nghiên cứu 26 lõi băng trên 19 địa điểm khác nhau ở Nam Cực. Kết quả cho thấy rằng đã có ít nhất 116 vụ núi lửa phun trào xảy ra trong hai thiên niên kỷ qua. Đây là những hiện tượng địa chất đặc biệt mạnh mẽ vì chúng phun ra đám bụi sulfate đọng lại ở Nam Cực, báo cáo của nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Climate Change.
10 ngọn núi lửa phun trào mạnh nhất
Cho đến nay, đây là nghiên cứu chính xác nhất và toàn diện nhất từ trước đến nay về khí thải lịch sử của sulfat núi lửa ở bán cầu nam. Bằng các nghiên cứu các cấp độ khác nhau của sự lắng đọng sunfat, các nhà khoa học đã có thể xác định thời gian và phân loại các vụ phun trào núi lửa mạnh nhất từ 2.000 năm qua.
Ít nhất các nhà khoa học đã thành công khi xác định được vị trí xảy ra của các vụ phun trào núi lửa, đánh giá sức mạnh của chúng nhưng không thể xác định chính xác nguồn gốc của chúng. Sau đây là 10 vụ phun trào núi lửa trên toàn thế giới.
10 - Núi Rinjani, ở Indonesia : thời điểm chưa xác định
Nằm trên đảo Lombok ở Indonesia, núi Rinjani là ngọn núi lửa cao thứ hai của nước này, hơn 3.700 m so với mực nước biển. Nó là tâm điểm của một số vụ phun trào, hơn một chục vụ phun trào từ thế kỷ 19 đến nay, gần đây nhất là vào năm 2010.
9 - Grimsvötn, Ai-xlen : năm 1785
Grimsvötn là núi lửa đỏ nằm bên dưới chỏm băng Vatnajökull, và là một trong những núi lửa hoạt động mạnh mẽ nhất ở Ai-xlen. Dựa vào hai vết nứt cho thấy trong khoảng thời gian từ năm 1783 đến năm 1785, núi lửa này đã có một loạt các vụ phun trào với lượng dung nham bắn lên trời kỷ lục. Lần phun trào cuối cùng của nó là vào năm 2011 và được các chuyên gia đánh giá là lần phun trào mạnh nhất kể từ một thế kỷ trước.
8 - Ilopango, Trung Mỹ : năm 450
Núi lửa Ilopango giờ đây trở thành hồ lớn nhất ở Salvador (Trung Mỹ) nhưng hồ này ẩn chứa một ngọn núi lửa cổ xưa với một vài miệng núi lửa và một vài vòm dung nham. Ở thế kỷ thứ 5, núi lửa này có thể đã có một vụ phun trào lớn, giải phóng dòng nham thạch cực lớn phá hủy tất cả mọi thứ xung quanh nó. Đợt phun trào cuối cùng của nó vào thế kỷ 19.
7 - Quilatoa, Andes : năm 1280
Nằm ở Ecuador, Quilatoa là một ngọn núi lửa màu xám, nằm ở độ cao hơn 3.900 m so với mực nước biển. Có tuổi gần 800 năm, núi lửa này có thể có một vụ phun trào thảm họa, phun cột khí và tro bụi núi lửa che kín bầu trời. Nó cũng là nguyên nhân của sự hình thành của miệng núi lửa có đường kính 3 m được lấp đầy bằng nước mà chúng ta có thể thấy ngày nay.
6-5 - Rabaul, Papua New Guinea : giữa năm 531 và 566 trước công nguyên
Rabaul là núi lửa màu xám hoạt động trên đảo New Britain ở Papua New Guinea. Nó hiện diện dưới hình thức các nón núi lửa hoạt động xung quanh hõm chảo mở rộng ra biển. Cách đây 2.500 năm, giữa 540-550 trước Công nguyên, một vụ phun trào lớn đã diễn ra ở đây. Cùng với các vụ phun trào tiếp theo, nó góp phần hình thành miệng núi lửa như ngày nay chúng ta quan sát.
4 - Núi Churchill, Alaska : năm 674
Cao hơn hơn 4.700 m so với mực nước biển, Churchill là núi lửa màu xám của dãy St Elias ở Alaska. Bây giờ nó đượcc coi như đang ngủ, núi lửa này chịu trách nhiệm cho những gì mà các nhà khoa học gọi là "sông White Ash" (nghĩa là "sông tro trắng"), một lượng tro lắng đọng 1.300 năm tuổi. Nó xuất hiện sau khi hai vụ phun trào lớn xảy ra khoảng năm 670, giải phóng một lượng lớn tro vượt quá 50 km khối.
3 - Tambora, Indonesia : năm 1815
Tambora là một núi lửa tầng nằm trên đảo Sumbawa của Indonesia, cao hơn 2.850 m so với mực nước biển. Ngày 10/4/1815, núi lửa này đã tạo ra một thảm họa phun trào, ngày nay được đánh giá là một trong những núi lửa nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người. Ảnh hưởng đến hơn 2000 km xung quanh núi lửa, vụ phun trào này giải phóng khoảng 160 km khối đá sợi đốt và một khối lượng tro khá lớn. Thảm họa này có thể trực tiếp gây ra cái chết của hơn 10.000 người và gián tiếp dẫn đến nạn đói và bệnh tật, và cuối cùng là một danh sách người chết vượt quá con số 70.000. Nó có thể đã gây ra sự bất thường của thời tiết trong vùng, trong đó có sự sụt giảm đáng kể nhiệt độ. Năm 1816 được gọi là "năm không có mùa hè" của Indonesia.
2 - Kuwae, Vanuatu : năm 1452
Kuwae là miệng núi lửa nằm sâu dưới nước ở đảo Shepherd thuộc quần đảo Vanuatu. Nó nằm giữa hai hòn đảo nhỏ riêng biệt, theo các chuyên gia. Trước đây, chúng là một hòn đảo lớn duy nhất, cho đến thế kỷ thứ 15, một vụ phun trào núi lửa "thảm họa" đã xảy ra. Giải phóng hơn 30 km khối mắc ma và một số lượng đáng kể tro núi lửa, vụ phun trào này đã gây ra sụp đổ và tạo ra các miệng núi lửa hình bầu dục rộng hơn 72 km. Phun trào này cũng đã có thể gây ra biến đổi thời tiết nghiêm trọng trong vùng.
1 - Samalas, Indonesia : năm 1257
Vụ phun trào núi lửa mạnh nhất trên trái đất có thể đã diễn ra vào năm 1257 và lộ ra núi lửa Samalas, nằm gần núi Sinjani trên đảo Lombok (Indonesia). Thường được gọi là "gã khổng lồ", vụ phun trào núi lửa này gây ra cuộn khói gần 40 km và dòng dung nham bao phủ trên hơn 20 km. Đây là nguyên nhân hình thành miệng núi lửa Anak Segara, ngày nay được lấp đầy bởi hồ có cùng tên gọi.
Biến đổi khí hậu
Các vụ phun trào núi lửa mạnh nhất là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu trong quá khứ. Thật vậy, một lượng lớn lưu huỳnh được giải phóng từ vụ phun trào núi lửa đã dẫn đến sự hình thành của các hạt vi phân tử sulfate. Điều này dẫn đến một lượng lớn tia sáng mặt trời trong không gian, gây ra những thay đổi đáng kể, nhất là làm giảm nhiệt độ trái đất.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy hai vụ phun trào núi lửa lớn nhất trong vòng 2.000 năm qua đã tích lũy từ 30 đến 35% của sulfate ở Nam Cực. Một số trong số họ tin rằng sự phun trào của núi lửa Samalas năm 1257 và của Kuwae năm 1452 đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của "Little Ice Age" (thời kỳ tiểu băng hà), một giai đoạn khí hậu lạnh xảy ra ở Bắc bán cầu giữa 1303 và 1860 và nhiệt độ thấp nhất từ trước đến nay.
Nếu sự phun trào của núi lửa Samalas đã có thể đóng vai trò kích hoạt thì phun trào của núi lửa Kuwae đã cho phép thời kỳ tiểu băng hà tồn tại lâu hơn. "Những kết quả nghiên cứu là nền tảng cơ bản cho một bước tiến đáng kể trong việc tái tạo hiện tượng phun trào núi lửa trong nhiều thế kỷ và thiên niên kỷ qua", Michel Sigl kết luận trên tờ DailyMail.
Ý kiến bạn đọc