(VnMedia) - Đối với Mark Zuckerberg, tương lai rẻ hơn mười lần so với hiện tại. Một tháng sau khi mua lại ứng dụng nhắn tin WhatsApp với giá 19 tỷ đô, ông chủ giàu có của Facebook lại đầu tư 2 tỷ đô để có được Oculus VR, công ty phát triển sản phẩm kính thực tế ảo Oculus Rift nổi đình nổi đám. Thương vụ này được đổi bằng 400 triệu đô tiền mặt và cổ phiếu trị giá 1,6 tỷ đô của Facebook.
Không giống như WhatsApp, ứng dụng thu hút ngay lập tức 450 triệu người dùng trên Facebook, sản phẩm Oculus vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Thành lập năm 2012, Oculus vẫn chưa có sản phầm nào tung ra thị trường. Tuy nhiên với Mark Zuckerberg, công ty này lại là hiện thân cho tương lai của Internet và công nghệ mới. "Sẽ phải mất 5 hay 10 năm để khai thác hết tiềm năng của Oculus VR", ông chủ của Facebook nói tại một cuộc họp báo.
Oculus đã tạo ra Oculus Rift, kính thực tế ảo như sản phẩm xuất hiện trong phim khoa học viễn tưởng. Sản phẩm này kết nối với máy tính, người sử dụng sẽ nhập vai vào bối cảnh đưa ra. Khi họ bật thiết bị gắn trên đầu mình, hình ảnh cũng sẽ di chuyển bởi bộ cảm biến chuyển động tạo ra hiệu ứng ảo. Nó chỉ có giá 300 đô, chỉ bằng giá mua chiếc smartphone mà thôi.
Oculus bắt đầu thâm nhập vào lĩnh vực các trò chơi video. Năm ngoái, John Carmack, cha đẻ của dòng game Doom, Quake và Wolfenstein 3D, từ bỏ ID Sofware để tham gia vào một cuộc phiêu lưu mới cùng với Oculus VR trong trò chơi thực tế ảo. Facebook có tham vọng cao hơn. Giống như kính kết nối của Google có tên Goggles Glass, Oculus có thể trở thành "nền tảng truyền thông mới", Mark Zuckerberg cho biết. Sản phẩm của nó sẽ đem đến "những kinh nghiệm hữu ích, vui vẻ và mang tính cá nhân hơn" là một chiếc điện thoại thông minh. Thay vì chat bằng văn bản hoặc video với bạn bè, chúng ta có thể thấy họ như đang ở rất gần chúng ta. Các ứng dụng này có thể áp dụng trong lĩnh vực khác, từ giáo dục đến du lịch căn hộ ảo.
Việc mua lại Oculus và dự thảo kính kết nối Google Glass được nói đến rất nhiều do lo ngại Facebook và Google không theo kịp thời đại. Các nhà lãnh đạo của hai công ty này, những người có mặt trên thị trường công nghệ từ những năm 2000, cũng nhìn thấy sự bất ổn của các đại gia máy tính như Microsoft hay Dell, bởi sự xuất hiện của điện thoại thông minh và máy tính bảng.
“Một lời nói dối”, “một sự phản bội”, “một điều đáng thất vọng”. Những người tham gia hỗ trợ tài chính đầu tiên của Oculus phản ứng lạnh lùng đối với thương vụ của Facebook. Để bắt đầu hoạt động cách đây hai năm, những người sáng tạo của Oculus đã trải qua một cuộc kêu gọi tài trợ trên Internet. Hơn 2,4 triệu đô được ủng hộ bởi 9.522 cư dân mạng, gần gấp mười lần so với mục tiêu ban đầu. Đổi lại, những người ủng hộ trong giờ đầu tiên được sở hữu những chiếc kính thực tế ảo đầu tiên.
Không giống như quỹ đầu tư vào Oculus, họ không bị ảnh hưởng gì bởi thương vụ của Facebook. Tháng mười hai năm ngoái, quỹ Andreessen Horowitz, người sáng lập ra phần mềm
Netscape, đầu tư 75 triệu USD cho Oculus. Thất vọng với điều này, cư dân mạng lo ngại rằng Facebook sẽ làm chệch dự án của Oculus, mặc dù có sự đảm bảo mà đội phát triển của hãng này đưa ra.
Các game thủ tức giận
Kính thực tế là sản phẩm ảo nhưng cuộc đụng độ là có thật. Thương vụ của Facebook không được những người hâm mộ của Kickstarter (một kênh huy động vốn cực kì hiệu quả của những dự án đột phá, mang tính sáng tạo cao nhưng không kém phần mạo hiểm) đón nhận.
Lucky Palmer, người sáng lập của Oculus, cố gắng dập tắt đám cháy đang lan trên mạng xã hội Reddit. "Chúng tôi sẽ không thay đổi", ông này hứa hẹn. Lucky Palmer đảm bảo rằng nhóm phát triển của Oculus sẽ làm việc độc lập và những người dùng Facebook sẽ không bị bắt buộc sử dụng Rift. "Từ bây giờ, chúng tôi có thể thuê những tài năng công nghệ giỏi nhất, giảm giá phiên bản thương mại", ông này cho biết.
Nhiều người không tin điều đó. Markus Persson, cha đẻ của dòng game đồ họa 8 bit nổi tiếng Minecraft tuyên bố rằng ông đã hủy bỏ kế hoạch thỏa thuận giữa Minecraft và Oculus VR trong việc đưa công nghệ này áp dụng trong trò chơi nổi tiếng của hãng vì cho rằng Facebook “không thoải mái”. “Tôi sẽ không làm việc với Facebook. Mục tiêu của họ không rõ ràng và không có điều gì trong lịch sử của họ làm tôi tin tưởng".
Ý kiến bạn đọc