Nhìn xuyên tường bằng sóng Wi-Fi

07:24, 03/07/2013
|

Các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm Trí tuệ nhân tạo và khoa học máy tính của Đại học MIT vừa phát triển thành công hệ thống “Wi-Vi”, sử dụng tín hiệu phản xạ từ sóng Wi-Fi để theo dõi những chuyển động phía sau bức tường.

Ảnh minh họa


Thông thường, để rà soát những hoạt động phía sau bức tường dày đặc, các nhà khoa học phải sử dụng đến những thiết bị công nghệ radar, tia X. Tuy nhiên, chuyên gia Dina Katabi và nghiên cứu sinh Fadel Adib, thuộc Đại học MIT đã phát triển thành công công nghệ Wi-Vi, sử dụng tín hiệu sóng Wi-Fi với giá thành rẻ để xác định các chuyển động của cơ thể con người đằng sau bức tường.
 
Hệ thống Wi-Vi gồm ba ăngten, trong đó hai ăngten dùng để truyền sóng, một ăngten để nhận sóng. Hai ăngten truyền sóng tạo ra các tín hiệu ngược nhau.
 
Trong khi đó, tín hiệu sóng ở những đối tượng chuyển động sẽ tạo ra các phản xạ khác nhau, tín hiệu trả lại sẽ không bị trùng và không tự động hủy. Ăngten còn lại của hệ thống thực hiện chức năng nhận sóng và tính toán chính xác thời gian nhận các tín hiệu phản xạ, từ đó có thể tính toán vị trí của những chuyển động.
 
Hệ thống Wi-Vi có thể được áp dụng trong các công tác cứu hộ hoặc tìm người bị nạn trong đống đổ nát... thông qua các thiết bị điện tử phát sóng Wi-Fi. Với thiết kế nhỏ gọn, hệ tống Wi-Vi cũng dễ dàng lắp đặt vào các thiết bị cầm tay.


(Theo TTO)

Ý kiến bạn đọc