(VnMedia) - Theo ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam - Thường trực Ban Công tác thúc đẩy IPv6 Quốc gia, hơn lúc nào hết, việc triển khai IPv6 trở nên cấp thiết và bắt buộc đối với tất cả các cơ quan, tổ chức của Việt Nam nếu muốn duy trì hoạt động Internet ổn định.
>> Gỡ khó cho doanh nghiệp triển khai IPv6
>> “Ngày IPv6 Việt Nam” năm 2013
- Ông có thể cho biết lý do IPv6 được tổ chức thành sự kiện thường niên tại Việt
Ông Trần Minh Tân: Trong năm 2012, sự kiện quy mô lớn về IPv6 lần đầu tiên tại Việt Nam đã được tổ chức vào ngày 31/5 và 01/6 tại Hà Nội với chủ đề “IPv6 - Công nghệ và ứng dụng với Việt Nam”, đem lại kết quả tích cực trên nhiều phương diện: nâng cao nhận thức, chia sẻ kiến thức, mở rộng hợp tác quốc tế, khẳng định vai trò quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT).
|
Tiếp theo thành công của hội thảo “IPv6 - Công nghệ và ứng dụng với Việt Nam”, Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia chủ trương tổ chức hội thảo IPv6 thành sự kiện thường niên để tăng cường công tác hợp tác quốc tế về IPv6, thúc đẩy triển khai IPv6 tại Việt Nam và góp phần quảng bá sự phát triển Internet Việt Nam ra thế giới. Bộ TT&TT cũng đã quyết định lựa chọn ngày 06/5 là ngày IPv6 Việt
- IPv6 có tầm quan trọng như thế nào trong việc thúc đẩy, phát triển Internet tại Việt
IPv6 là chủ đề được giới công nghệ thông tin và Internet trên toàn cầu quan tâm từ hơn 10 năm qua nhưng tại Việt Nam, IPv6 mới chỉ được nhắc đến trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ khi chỉ thị số 03 của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông về việc thúc đẩy phát triển IPv6 được ban hành. Kể từ đó, các doanh nghiệp, cộng đồng Internet Việt Nam mới bắt đầu quan tâm và bước đầu nhận thức được sự cần thiết phải chuyển đổi từ thế hệ địa chỉ IPv4 sang IPv6.
Trên thực tế, thế giới đã chính thức cạn kiệt IPv4 vào tháng 02/2011 và tại khu vực Châu Á TBD, với tốc độ tiêu thụ IPv4 nhanh nhất thế giới, Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chính thức hết IPv4 và chuyển sang áp dụng chính sách cấp IPv4 hạn chế kể từ ngày 15/4/2011. Hơn lúc nào hết, việc triển khai IPv6 lại càng trở nên cấp thiết và bắt buộc đối với tất cả các cơ quan, tổ chức nếu muốn duy trì hoạt động Internet ổn định. Trong xu thế chung, Việt
- Theo ông, cho tới thời điểm này, việc triển khai IPv6 gặp những thuận lợi cũng như khó khăn gì? Việt
Cho tới thời điểm hiện tại, triển khai IPv6 tại Việt
- Phổ cập kiến thức cơ bản về IPv6; tuyên truyền, nâng cao nhận thức.
- Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, phát triển các chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển IPv6.
- Hình thành mạng thử nghiệm IPv6 quốc gia. Thiết lập đường kết nối thuần IPv6 từ Việt
- Đánh giá và chuẩn bị các điều kiện cần thiết về kiến thức, hạ tầng kỹ thuật và nhân lực phục vụ cho việc chuyển đổi sang IPv6 tại Việt
- Tăng cường hợp tác quốc tế về IPv6
Trong đó, việc thúc đẩy nâng cao nhận thức và chuẩn bị về kiến thức IPv6 là kết quả quan trọng nhất đã đạt được trong giai đoạn vừa qua. Từ mức độ nhận thức còn mơ hồ trong việc triển khai IPv6, các tổ chức, doanh nghiệp Internet Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong việc triển khai IPv6. Tại một số đơn vị, doanh nghiệp, nhận thức này đã được chuyển biến thành hành động cụ thể, hướng đến mục tiêu chung là đưa quá trình chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 nhanh chóng và an toàn. Tại Việt
- Vai trò của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) như VNPT, FPT, NetNam... trong việc thúc đẩy IPv6 phát triển là gì?
ISP là lực lượng đóng vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy phát triển IPv6 vì ISP cần IPv6 thay thế cho nguồn tài nguyên địa chỉ IPv4 đã cạn kiệt hơn bất cứ đối tượng nào khác để mở rộng mạng lưới, phát triển khách hàng, dịch vụ.
Trên thực tế, cả VNPT, Viettel và NetNam đều là các doanh nghiệp điển hình và rất tích cực trong việc triển khai IPv6. Mỗi doanh nghiệp đều đã hoàn tất việc ban hành kế hoạch chuyển đổi sang IPv6 và thành lập Ban công tác chuyên trách về IPv6 tại đơn vị. Điểm đáng chú ý nữa là các doanh nghiệp này đều đã thiết lập được đường kết nối thuần IPv6 ra Quốc tế để góp phần nâng cao lưu lượng và chất lượng các dịch vụ thử nghiệm trên IPv6. Kết quả rà soát trên thực tế, các doanh nghiệp này khẳng định mạng lưới và mảng thiết bị phía mạng lõi của doanh nghiệp đều đã sẵn sàng hỗ trợ IPv6.
- Trong thời gian tới, định hướng phát triển tiếp cho IPv6 là gì? Thông điệp mà Bộ Thông tin và VNNIC muốn chia sẻ trong việc triển khai ứng dụng IPv6 trong thời gian tới?
2013-2015 là Giai đoạn 2 Giai đoạn khởi động trong kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, với các nội dung chính:
- Chuyển đổi mạng lưới từ IPv4 sang hỗ trợ đồng thời IPv4 và IPv6;
- Xây dựng và hình thành mạng cơ sở hạ tầng IPv6 quốc gia;
- Cung cấp dịch vụ IPv6 thử nghiệm tới người sử dụng.
Trong thời gian tới, việc chuyển đổi IPv6 cần phải tiếp tục triển khai một cách sâu rộng, toàn diện trên nhiều mặt như: mở rộng đối tượng, phạm vi hướng đến của công tác truyền thông; đẩy nhanh việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về IPv6; tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo; tăng cường hơn nữa vai trò điều phối của Bộ Thông tin và Truyền thông nói chung và của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 nói riêng.
Các doanh nghiệp từ việc sẵn sàng về nhận thức và kỹ thuật, việc triển khai cần phải thoát ra khỏi quy mô nhỏ trong phòng thử nghiệm như hiện tại, mở rộng phạm vi thử nghiệm ra công cộng. Có như vậy việc chuyển đổi sang IPv6 mới đi vào thực chất, đảm bảo cho sự thành công của các giai đoạn tiếp theo trong Kế hoạch hành động chung của cả Quốc gia.
- Xin cảm ơn ông!
Ý kiến bạn đọc