Những thói quen công nghệ tệ nhất nên bỏ

18:25, 29/04/2013
|

(VnMedia) - Các thiết bị công nghệ sinh ra để phục vụ con người, nhưng đôi khi cũng gây “họa” cho chính người dùng bởi thói quen họ tạo ra. Dưới đây là những thói quen tệ nhất nên bỏ.

Ảnh minh họa


Vứt thiết bị lung tung


Việc để thiết bị bất cứ nơi nào mà không giám sát có thể sẽ khiến bạn phải ân hận nếu chẳng may bị trộm mất hoặc rơi vỡ. Điều đó đồng nghĩa với việc hầu hết các dữ liệu bạn lưu trữ trên đó đã đi tong.

Sử dụng thiết bị với bàn tay bẩn

Nếu ai đó chẳng may đưa điện thoại cho trẻ nhỏ chơi thì chắc chắn biết rằng, khi nhận lại thiết bị chúng sẽ không còn được sạch sẽ như trước. Lớp vỏ bên ngoài đã bị bụi bẩn làm dơ, thậm chí cả vết bánh sô cô la…Hơn nữa, việc giữ thiết bị điện tử không sạch sẽ còn mang lại nguy cơ cho sức khỏe của bạn. Trước đây từng có nghiên cứu khẳng định rằng, bàn phím bẩn hơn cả bồn cầu. Do đó, việc giữ thiết bị sạch sẽ là điều cần thiết.

Không lau chùi thiết bị

Với kỷ nguyên Windows 8, các thiết bị sử dụng màn hình cảm ứng nên việc giữ gìn vệ sinh bộ phận này cũng tương đối quan trọng vì chúng tiếp xúc trực tiếp với tay người dùng. Hơn nữa, tất cả các thiết bị công nghệ đều dễ bị tổn thương bởi bụi bẩn. Bụi bẩn thường bám ở các vết nứt, kẽ hở.

Những thiết bị như máy tính để bàn, máy tính xách tay, và thậm chí cả máy in đều có lỗ thông hơi để làm mát. Những vị trí đó bám bụi rất nhiều. Tuy bụi không làm hỏng thiết bị nhưng có thể làm tắc nghẽn hoạt động, gây lỗi và làm nóng máy. Bụi trong máy quét, máy in sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng bản in.

Ngồi không đúng tư thế

Những bài học về tư tế, những câu chuyện cảnh báo và những nghiên cứu về vấn đề này trong 30 năm qua cho thấy, việc ngồi không đứng tư thế sẽ gây hội chứng ống cổ tay. Đây là hội chứng phổ biến nhất ảnh hưởng tới 5,8% dân số. Hội chứng ống cổ tay bắt nguồn từ việc dây thần kinh giữa của lòng bàn tay bị chèn ép tại ống cổ tay. Việc điều trị cụ thể của chứng bệnh này là phẫu thuật. Một hội chứng khác có thể do ngồi không đứng tư thế gây ra là vẹo cột sống.

Do đó ngồi thế nào mới đúng cách. Đó là chọn ghế có độ cao sao cho đầu gối của bạn đặt vuông góc 90 độ với mặt đất, giữ đôi chân đặt bằng trên mặt sàn nhà, màn hình đặt ngang tầm mắt và bàn phím đặt sao cho cổ tay của bạn song song với sàn nhà.

Không nghỉ giải lao

Khớp xương, hệ thống cơ bắp, hệ thống tuần hoàn và mắt đều có lợi hơn từ sự thay đổi không gian môi trường. Do đó việc duy trì một tư thế ngồi trong thời gian dài có thể gây các cục máu (đôi khi gây đột tử). Việc nhìn chằm chằm vào màn hình nhiều giờ liên tục có thể gây ra mỏi mắt, có thể ảnh hưởng tới thị giác của bạn. Chỉ cần người dùng nhấp nháp một ngụm nước thường xuyên cũng có thể khắc phục những tác động xấu của việc ngồi lâu bên máy tính gây ra.

Để laptop trên đùi

Để laptop trên đùi có thể gây ra một loạt các vấn đề vì nhiệt từ hầu hết máy tính tỏa ra từ mặt dưới. Các chứng bệnh có thể đơn giản là việc làm khô da, làm giảm số lượng tinh binh hay thậm chí còn dẫn tới bệnh ung thư. Nhiệt không phải là tác nhân duy nhất. Vì đặt một vật nặng trên đùi trong nhiều giờ có thể gây tổn thương tới hệ thần kinh, kết hợp với tư thế ngồi gập người, cổ cúi…Bệnh viêm khớp cũng có thể phát triển theo thời gian.

Không sao lưu dữ liệu

Đây sẽ là thói quen xấu mà bạn sẽ phải trả giá nếu chẳng may ổ cứng bị hỏng, hoặc phần mềm độc hại phá hoại, máy tính xách tay bị mất cắp…Do đó, nên sao lưu dữ liệu để dùng khi chẳng may dữ liệu đột ngột biến mất.

Tái sử dụng mật khẩu

Việc tái sử dụng mật khẩu hay không sử dụng một mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau có thể sẽ gây họa cho người dùng nếu chẳng may bị mất.

Một tài khoản, nhiều người dùng

Việc thiết lập nhiều tài khoản người dùng trên Windows không phải là khó khăn, và đó là biện pháp phòng ngừa vô cùng thận trọng nếu có nhiều người cùng sử dụng một máy tính.


Tuệ Minh - (Theo PCW)

Ý kiến bạn đọc