Huawei và tham vọng toàn cầu

14:45, 25/04/2013
|

(VnMedia) - Chuyển mình từ gia công thiết bị cho các công ty sang nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM), Huawei tiếp tục tham vọng sẽ bá đạo thị trường thế giới với “vũ khí chiến lược” chính là sự đổi mới.

Chuyển mình khó khăn


Năm ngoái, bộ phận kinh doanh thiết bị của Huawei đã đặt mục tiêu đầy tham vọng sẽ xuất xưởng 60 triệu smartphone nhưng chỉ đạt được 32 triệu chiếc và xếp thứ 3 trong danh sách những nhà sản xuất smartphone lớn nhất trên thế giới trong năm 2012. Tại hội nghị các nhà phân tích toàn cầu của Huawei năm 2013 vừa diễn ra tại Thẩm Quyến, giám đốc điều hành của hãng đã chia sẻ về những trở ngại mà đội quân của ông phải đối mặt trong năm ngoái. Đó là giai đoạn Huawei chuyển từ chế tạo thiết kế gốc (ODM) thành nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) để chế tạo những thiết bị mang thương hiệu riêng của hãng.

Ảnh minh họa

Smartphone Ascend Mate trang bị màn hình "khủng" - 6,1-inch của Huawei.


Theo như Richard Yu, Chủ tịch Bộ phận Thiết bị Huawei kiêm CEO Bộ phận Kinh doanh Khách hàng, lý do công ty của ông cần phải chuyển đổi một phần là do yêu cầu gắt gao về chế tạo thiết kế gốc (ODM) của các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Shao cũng nói thêm rằng, những ODM hiện tại sẽ cho phép Huawei tạo ra các mẫu smartphone cao cấp và do vậy sẽ giúp các nhà mạng "không phải chịu đựng những tác nhân như Apple hay Samsung", vốn luôn coi mình là trung tâm. Shao gọi đây là "tư tưởng âm-dương" của một Huawei "hướng tới người tiêu dùng".

Nhưng thực tế là Huawei đã phải hứng “đạn” từ những khách hàng cũ tại triển lãm MWC năm ngoái. Tất cả các nhà khai thác đều chỉ trích Huawei. Giám đốc tiếp thị  Shao Yang cho biết: “Thông thường khách hàng thường yêu cầu chúng tôi sản xuất theo yêu cầu về kích cỡ, tính năng, mức giá…của họ nhưng giờ Huawei đã thay đổi và chúng tôi nói rằng: “Xin lỗi chúng tôi không làm nữa và họ trừng phạt chúng tôi””.

Shao cho biết, nửa đầu năm ngoái, Huawei mất đến 90% đối tác smartphone ở Châu Âu nhưng bất kể điều đó, Huawei sẽ tiếp tục với kế hoạch của mình và dựa vào các kênh khác – cả kênh mở và trực tuyến để chuyển sang điện thoại cao cấp mới của họ.

Tham vọng vượt qua Apple và Samsung

Theo Shao, sự chuyển hướng của Huawei đã được đền đáp. Sau nhiều chiến dịch quảng bá thương hiệu và ra mắt sản phẩm hàng đầu như Ascend Mate, Ascend D2, Ascend W1 và Ascend P2, nhiều nhà khai thác Châu Âu đã quay lại với bộ phận smartphone của công ty trong năm nay và thậm chí họ sẵn sàng sử dụng thương hiệu Huawei thay vì thương hiệu riêng trên các thiết bị. Shao bổ sung rằng, công ty nhìn thấy tốc độ tăng trưởng nhanh trong doanh số bán hàng tại Châu Âu. Đây thực sự là thị trường quan trọng.

Mặt khác, Trung Quốc sẽ vẫn là nguồn thu nhập chính của Huawei (đóng góp 33,4% tổng doanh thu năm 2012) và Nhật Bản là thị trường quan trọng thứ ba mà công ty nhắm tới. Thị trường này đòi hỏi nhiều về chất lượng và công ty học được rất nhiều về kỹ thuật chống thấm theo yêu cầu chặt chẽ của Nhật Bản.

Ảnh minh họa

 Huawei đã thực sự tạo được cú nhảy vọt từ nhà sản xuất thiết kế gốc (ODM) sang nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM).


Còn năm nay, Huawei vẫn đặt mục tiêu bán 60 triệu smartphone với sự hỗ trợ của những nỗ lực tiếp thị sản phẩm ra thị trường. Shao thừa nhận thực tế rằng, công ty của ông không dám chi mạnh tay như mức tiếp thị kỷ lục 12,5 tỷ USD của Samsung nhưng hãng sẽ tập trung chủ yếu vào quan hệ công chúng, kỹ thuật số và đại lý, tiếp theo là quảng cáo trên truyền hình và tài trợ.

Vị lãnh đạo này cũng thừa nhận rằng, tiếp thị vẫn là một nhược điểm của Huawei, và đó cũng là lý do tại sao công ty tiếp tục thuê những tài năng và xây dựng quan hệ đối tác với các cơ quan với hy vọng tạo dựng kết nối với nhưng đối tượng mà họ nhắm tới. “Chúng tôi cần cho mọi người biết về sự đổi mới của Huawei, sự khác biệt của Huawei là gì”.

“Chúng tôi sẽ có sản phẩm rất cạnh tranh vào giữa năm nay. Chúng tôi cần có phần cứng và thiết kế tốt nhất từ Huawei. Tôi tin rằng với sản phẩm tiếp theo ra mắt, chúng tôi sẽ đạt được điều này", Shao khẳng định.

Trong năm nay, Huawei sẽ tiếp tục tích lũy năng lực sản xuất hoặc tìm nguồn cung chipset, màn hình, quản lý năng lượng, ID, vật liệu, kết nối tốt hơn. Năm 2014 và 2015, sự tập trung sẽ chuyển sang lĩnh vực phần mềm, đặc biệt là giao diện Emotion và các dịch vụ đám mây.

Như một tên tuổi tương đối mới gia nhập cuộc chiến smartphone, rõ ràng Huawei vẫn có mốt số cách để đi trước khi vượt qua “gã khổng lồ” như Apple và Samsung hoặc “các đối thủ truyền thống mạnh mẽ như Nokia, Sony, Motorola và LG”. Thậm chí Huawei dự đoán rằng, kinh doanh trong doanh nghiệp phát triển nhanh hơn phân khúc người tiêu dùng trong 5 năm tới: từ 5% - 15% lên 22% - 25%, tương ứng. Và như một cựu binh tại Huawei, đó chỉ là một trò chơi cũ đối với Shao.

Tôi nhớ cách đây 15 năm khi tôi gia nhập Huawei, chúng tôi thường nói rằng thị trường rất đông đúc và có tới 7 gã khổng lồ trước mặt gồm Ericsson, Nokia, Motorola, Siemens, Lucent, Alcatel và Nortel. Khi tôi nhìn họ, xem thị trường của họ, xem các sản phẩm của họ, tôi cố gắng nói rằng, chúng quá tuyệt vời nhưng họ không thể ngăn chúng tôi mơ ước, tiến bộ và nỗ lực của chính mình. Tôi nghĩ một thứ rất quan trọng là đương đầu với đổi mới. Chỉ có đổi mới thì nhiều người mới biết tới Huawei. Nếu chúng tôi không mang những cải tiến tốt nhất tới khách hàng hoặc người tiêu dùng, chúng tôi sẽ thất bại”, Shao quả quyết. 


Tuệ Minh - (Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc