64% mẫu đĩa cài đặt Windows không bản quyền nhiễm mã độc

14:06, 20/12/2012
|

(VnMedia) - Công bố nghiên cứu về an toàn cho máy tính thực hiện mới đây tại các nước Đông Nam Á mới đây của Microsoft chỉ ra rằng, trung bình, 86% đĩa Windows giả mạo và 48% các máy tính cài đặt bản Windows bất hợp pháp đều bị nhiễm mã độc.

 

Phân tích này đã được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu của Microsoft ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan, và Việt Nam . Chỉ trên sơ bộ 66 bộ đĩa cài giả mạo và 52 máy tính xách tay thương hiệu lấy mẫu,báo cáo đã đưa ra con số hơn 2.000 mã độc bao gồm các lỗ hổng, botnet, mã phá chương trình, mã ăn cắp mật khẩu, trojans, và virus.

 

Trong 41% các máy tính kiểm tra, bộ điều khiển phần cứng ban đầu đã được thay thế bằng bộ điều khiển nhiễm mã độc, tái sử dụng. Đa phần các hệ thống này sẽ tiếp tục bị tổn hại do thiếu đi cập nhật liên tục chống mã độc từ Windows Update. Windows Update đã bị vô hiệu hoá hoặc tái định tuyến dịch vụ cập nhật của một thành phần thứ ba trong 82% các máy tính được kiểm tra, với mục tiêu bỏ qua việc kiểm tra bản quyền chính hãng của phần mềm. Khi Windows Update bị vô hiệu hoá, hệ thống máy tính không có khả năng nhận các bản cập nhật bảo mật quan trọng, để gia tăng năng lực chống lại các tấn công độc hại.

 

“Trong quá khứ, tội phạm mạng chủ yếu dựa vào các lỗ hổng phần mềm để cấy ghép phần mềm độc hại. Tuy nhiên, những tiến bộ trong an ninh đã đẩy các tội phạm mạng trở nên sáng tạo hơn khi tấn công máy tính của các nạn nhân", ông Jeff Bullwinkel, Giám đốc Luật, Microsoft Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản nói.

 

"Chúng ta nên hiểu rằng, sử dụng phần mềm vi phạm bản quyền thật sự gặp rủi ro. Đây không còn là vấn đề chỉ phớt qua trên phương tiện truyền thông, hay chỉ xảy ra với người khác. Tội phạm mạng có thể sử mã độc trong hàng loạt các hoạt động xâm lấn từ ăn cắp mật khẩu và truy cập vào tài khoản ngân hàng, thậm chí chiếm quyền điều khiển máy tính và thông tin cá nhân của một người để tiến hành các hoạt động tội phạm", Ông Vũ Minh Trí, Tổng Giám Đốc Microsoft Việt Nam nhấn mạnh.

 

Theo báo cáo tội phạm mạng năm 2012 của Nortol, người tiêu dùng toàn cầu mất khoảng 100 tỉ đô la Mỹ cho tội phạm mạng hàng năm, chia bình quân đầu người là 197 đô la Mỹ. Khi ở trong tay khách hàng, máy tính bị nhiễm mã độc có thể phản bội chủ sở hữu bằng cách giao các mã khóa máy tính cho tội phạm mạng, giống như cách mã độc OSE.exe từng làm.

 

OSE ngụy trang bản thân giống như một ứng dụng văn phòng và cài đặt lỗ hổng nền backdoor cho tin tặc điều khiển máy tính, cung cấp thông tin chi tiết của máy tính qua e-mail được gửi thông qua các dịch vụ webmail miễn phí. Tội phạm mạng sau đó có thể để trích xuất các tập tin, cài đặt phần mềm độc hại bổ sung, hoặc sử dụng máy tính để gửi thư rác. OSE chỉ là một chủng phần mềm độc hại được tìm thấy trong các mẫu của khu vực Đông Nam Á.

 

Kêu gọi người tiêu dùng đóng vai trò chủ động trong việc giảm tội phạm từ mảng kỹ thuật số và thiết bị, các cơ quan chính phủ trên toàn Đông Nam Á, như Trung tâm an ninh mạng Malaysia, đã tăng cường giáo dục của người tiêu dùng với các chiến dịch như "An toàn với sản phẩm chính hãng".

 

Khi mua phần mềm Microsoft, khách hàng nên mua từ đại lý bán lẻ uy tín, và chắc chắn rằng sản phẩm đi kèm trong bao bì nguyên thủy, đi kèm với nhãn chính hãng Microsoft hoặc Giấy chứng nhận bản quyền. Để an toàn hơn, hãy kiểm tra độ xác thực của sản phẩm từ địa chỉ: www.howtotell.com.

 

Microsoft hiện đang tiến hành một nghiên cứu sâu rộng hơn trong khu vực Đông Nam Á với một kích thước mẫu lớn hơn của máy tính và đĩa bất hợp pháp. Công ty dự kiến sẽ công bố kết quả trong quý đầu tiên của năm 2013.
Hiền Mai

Ý kiến bạn đọc