Trong ngôi nhà cầu siêu có một thi hài đã ngồi bó gối suốt 600 năm qua. Mặc cho mặc cho thuyết chuyển hóa vật chất, xác ướp vẫn ngồi đó thách thức thời gian.
Tây Tạng vốn là vùng đất có nhiều huyền bí. Hàng trăm năm qua, các nhà khoa học phương Tây đã tốn không ít công sức, trí tuệ để nghiên cứu, tìm hiểu, song vẫn bó tay trước những bí ẩn. Nơi đây, có những chuyện phi lý không tưởng tượng nổi, đi ngược lại toàn bộ quy luật khoa học.
Trong vô vàn chuyện huyền bí, thì những xác ướp tự nhiên khiến các nhà khoa học quan tâm nhất. Ai cũng biết rằng, để giữ được xác ướp, phải sử dụng hóa chất, hoặc tạo môi trường đặc biệt. Thế nhưng, những xác ướp ở Tây Tạng lại chẳng theo quy trình khoa học nào cả.
Xác ướp Sangha Tenzin |
Trong một ngôi nhà nhỏ xíu, là nhà cầu siêu, trên đỉnh một quả núi trơ trọi đá và lộng gió, có một thi hài vô cùng đặc biệt. Thi hài đã ngồi bó gối suốt 600 năm qua. Mặc cho thế sự xoay vần, mặc cho thuyết chuyển hóa vật chất, xác ướp vẫn ngồi đó thách thức thời gian, thách thức các nhà khoa học.
Trong giới Phật giáo Tây Tạng, thì chuyện các thiền sư lỗi lạc, các tăng ni khi hóa biến thành xác ướp không có gì lạ lùng. Nhiều thiền sư, khi biết mình không sống được nữa, thì họ vào hang đá ngồi thiền. Người khác sẽ xếp đá bít cửa hang lại, chỉ để hở một lỗ nhỏ bằng ngón tay để không khí lưu thông.
Nhưng các nhà khoa học phương Tây không tin đều đó. Họ nghĩ rằng, các thiền sư này đã sử dụng bí quyết nào đó để ướp xác mình. Có thể họ uống một loại độc tố đặc biệt, để vi trùng không sinh sôi được, xác khô quắt lại và biến thành xác ướp.
Tóc vẫn còn trên xác khô 600 năm |
Xác ướp kể trên, theo người dân địa phương, theo các tăng ni, là của nhà sư Tây Tạng có tên Sangha Tenzin. Xác ướp này vốn ở trong một hang động tự tạo, giống như ngôi mộ, ở làng Ghuen, thung lung spiti. Đây là vùng đất cấm, nằm ở ranh giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Xác ướp này vốn được người dân trong làng phát hiện từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Khi đó, khu vực này bị động đất mạnh, nhiều trái núi nứt toác, làm lộ ra hang mộ chứa xác ướp.
Vì là khu vực cấm, nên một thời gian dài, ngoài người dân làng Ghuen, thì không ai được biết đến. Chỉ đến gần đây, các nhà khoa học, những người leo núi mạo hiểm tìm đến, mới tiếp cận được xác ướp để nghiên cứu. Từ đó, thế giới mới biết đến sự tồn tại của xác ướp đặc biệt này.
Mặc dù đã trải qua 600 năm nằm trong hầm mộ, cùng với mấy chục năm lộ thiên, nhưng xác ướp vẫn còn rất tốt. Da khô lại, song vẫn giữ màu sắc tự nhiên. Xương cốt vẫn rất cứng. Thậm chí, tóc vẫn còn nguyên trên đầu. Răng, móng tay vẫn còn đủ.
Một số lý giải ban đầu như sau: Vào những ngày cuối đời, vị thiền sư này đã ngồi kiết già, không ăn uống gì cả. Do đó, lượng mỡ được đốt sạch. Các bộ phận của cơ thể cũng được tiêu đi, co lại còn rất nhỏ. Khi cơ thể thiền sư khô đét lại thì hóa. Trước khi chết, vị thiền sư này đã tự quấn dây vào cổ, nối với đùi, tay của mình. Khi chết, sợi dây đã giữ cho cơ thể trong tư thế ngồi bó gối.
Tuy nhiên, lý giải này của các nhà khoa học được đánh giá là thiếu thực tế. Người Tây Tạng tin rằng, xác ướp này là thành tựu tu thiền đạt đến cảnh giới tối cao của các thiền sư.
Truyền thuyết của người dân kể rằng, 600 năm trước, ngôi làng xuất hiện rất nhiều bọ cạp. Loài bọ cạp tấn công giết gần hết dân làng. Vị sư này đã lên núi tu thiền rồi hóa. Khi ông chết, bầu trời xuất hiện cầu vồng, sấm chớp và bỗng dưng loài bọ cạp biến mất hoàn toàn.
Ý kiến bạn đọc