(VnMedia) - "Đừng bao giờ cạn kiệt ước mơ" là chia sẻ của Hoàng Anh Việt, Trưởng nhóm MIMAS, đã có sản phẩm giành giải Nhất Nhân tài Đất Việt 2010
Đúng 9 giờ sáng 25/6, tại tòa nhà VNPT, chương trình Giao lưu trực tuyến “Gặp gỡ Nhân tài Đất Việt qua các năm" diễn ra với sự góp mặt của đại diện Ban Giám khảo, Ban Tổ chức, Nhà tài trợ chính, các nhóm tác giả đã đạt Giải thưởng Nhân tài Đất Việt từ năm 2005 đến 2011.
Chương trình giao lưu được tổ chức với mục đích nhìn lại chặng đường đã đi qua, và một lần nữa tôn vinh các tác giả đạt giải, cũng như khẳng định những giá trị mà Giải thưởng Nhân tài Đất Việt đã mang lại cho cuộc sống.
Đây cũng là dịp để Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Nhà tài trợ chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ về Giải thưởng khi nhìn lại chặng đường 7 năm, đồng thời cũng là cơ hội để các nhóm tác giả đã đạt giải chia sẻ những thành công và kinh nghiệm của mình sau khi đạt Giải thưởng Nhân tài Đất Việt.
Chương trình giao lưu với sự hiện diện của các vị khách mời:
Đại diện Ban Tổ chức: Ông Phạm Huy Hoàn - Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí - Trưởng Ban Tổ chức.
Đại diện Ban Giám khảo: Tiến sỹ Nguyễn Long - Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo nội dung Công nghệ Thông tin
Đại diện Nhà tài trợ chính: Ông Võ Quốc Trường - Tổng biên tập Báo điện tử VnMedia, đơn vị đại diện cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) – Nhà tài trợ chính của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt
Và đại diện các nhóm tác giả đã đạt Giải thưởng Nhân tài Đất Việt.
Dưới đây là toàn bộ nội dung cuộc Giao lưu trực tuyến:
Phát biểu khai mạc buổi giao lưu trực tuyến, ông Võ Quốc Trường - Tổng biên tập Báo điện tử VnMedia, đơn vị đại diện cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) - Nhà tài trợ chính của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt, tổ chức và bảo trợ truyền thông cho Giải thưởng Nhân tài Đất Việt liên tục trong 7 năm qua đã cho hay, trong suốt chặng đường vừa qua, có thể nói, toàn thể cán bộ, biên tập viên, phóng viên của VnMedia đã theo sát từng hơi thở, từng bước phát triển của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt.
Theo ông Võ Quốc Trường, từ công tác tổ chức như phát động giải thưởng, thu thập bài dự thi, đón tiếp thí sinh, trao giải thưởng,... đến công tác truyền thông trước, trong và sau mỗi sự kiện đều có sự tham gia của VnMedia...
Ông Võ Quốc Trường - Tổng biên tập Báo điện tử VnMedia, đơn vị đại diện cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) - Nhà tài trợ chính của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt, tổ chức và bảo trợ truyền thông cho Giải thưởng Nhân tài Đất Việt phát biểu khai mạc buổi Giao lưu. |
7 năm đồng hành cùng Giải thưởng, Báo điện tử VnMedia cũng hết sức tự hào được chứng kiến sự phát triển, mở rộng ngày càng lớn của Giải thưởng này. Ngày càng nhiều những Nhân tài của đất nước được tôn vinh và những sản phẩm được phát triển từ Giải thưởng này đã được ứng dụng sâu rộng trong đời sống.
Báo điện tử VnMedia cũng như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Ban Tổ chức, Ban Giám khảo của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt thực sự xúc động và hạnh phúc khi ngày hôm nay được gặp gỡ lại những gương mặt thân quen của Nhân tài Đất Việt, những gương mặt mà chúng tôi đã có dịp được chia sẻ niềm vui, những hồi hộp, lo âu qua mỗi mùa Giải.
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt là nơi tôn vinh những nhân tài của đất nước trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, khoa học ứng dụng và y dược, là bệ phóng để các nhóm tác giả ngày một phát triển sản phẩm của mình, và chính sự phát triển của các sản phẩm đã làm nên ánh hào quang, làm nên uy tín, chất lượng của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt.
“Tôi rất mong muốn trong chương trình giao lưu ngày hôm nay, đại diện các nhóm tác giả đã đạt giải qua các năm sẽ cùng chia sẻ những suy nghĩ về Giải thưởng Nhân tài Đất Việt và những kinh nghiệm thành công của mình cùng đông đảo độc giả VnMedia đang hết sức nóng lòng muốn được trò chuyện cùng những Nhân tài Đất Việt” - ông Võ Quốc Trường nói.
Thủy Ly - Nữ, 37 tuổi, HN hỏi: Được biết, ngoài việc là nhà tài trợ, VNPT còn hỗ trợ các nhóm sản phẩm đoạt giải phát huy tốt hơn khả năng ứng dụng vào thực tế. Đánh giá của VNPT với vai trò là một doanh nghiệp về khả năng ứng dụng thực tiễn của các sản phẩm Nhân tài Đất Việt những năm qua?
Ông Võ Quốc Trường: Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt
Ông Võ Quốc Trường đang trả lời giao lưu trực tuyến |
Thanh Loan - Nữ, 31 tuổi, HN hỏi: Thưa chú Hoàn, được biết chú là Tổng biên tập báo Dân Trí, cháu nghĩ có rất nhiều việc. Chú có thể bật mí cho chúng cháu biết động lực nào giúp chú có thể làm được nhiều việc cùng một lúc như vậy không ạ?
Ông Phạm Huy Hoàn: Cảm ơn câu hỏi của bạn, đúng là tôi đang làm TBT Báo Dân trí. Cách đây 8 năm, tôi đã từng nhiều năm là TBT báo Lao động. Tại báo Lao động, từ năm 2000, chúng tôi đã tổ chức cuộc thi Trí tuệ Việt Nam về lĩnh vực CNTT, đến năm 2005, khi là TBT báo Dân trí, Báo Dân trí đã phối hợp với VNPT để tổ chức cuộc thi Nhân tài Đất Việt trong lĩnh vực CNTT. Tôi nghĩ đây là sự tiếp nối các cuộc thi trong lĩnh vực CNTT từ cuộc thi Trí tuệ Việt
Ông Phạm Huy Hoàn |
Hoạt động báo chí kết hợp với hoạt động xã hội sẽ góp phần tạo uy tín cho công tác truyền thông của báo. Những thành công của những sản phẩm dự thi từ nhiều năm qua đã góp ích cho xã hội. Đó chính là động lực giúp tôi có thể làm được nhiều việc cùng một lúc.
Hiền Mai - Hà Nội: Thưa ông Cao Tuấn Dũng, so với sản phẩm lúc mang đi dự thi, giờ sản phẩm của nhóm anh đã được phát triển như thế nào?
Ông Cao Tuấn Dũng: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến sản phẩm của nhóm. Liên tục hơn nửa năm sau khi đạt giải, nhóm SIG đã tập trung phát triển hoàn thiện chương trình để biến hệ thống Icompanion từ một hệ thống tập trung vào tri thức du lịch thành một hệ thống cung cấp thông tin và tri thức gắn với địa điểm. Sản phẩm cũng đã được trau chuốt, cải tiến đưa vào nhiều tính năng mới để trở thành một sản phẩm phục ụ rộng rãi người dùng.
Ông Cao Tuấn Dũng đang trả lời bạn đọc |
Chúng tôi mới đưa sản phẩm Icompanion lên kho ứng dụng trực tuyến của Google trong tuần trước, và dự định sẽ công bố rộng rãi trên các diễn đàn công nghệ trong thời gian gần nhất.
Phần mềm hiện tại hỗ trợ hơn 20 nghìn địa điểm tại thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, giao diện cũng được thiết kế lại để hỗ trợ người dùng chưa có nhiều kiến thức về công nghệ thông tin có thể sử dụng dễ dàng.
Bạn có thể truy cập vào sản phẩm theo cách sau: từ điện thoại Android vào Play Store (hoặc Market) tìm theo từ khóa Icompanion và sau đó cài đặt. Các hướng dẫn chi tiết bạn có thể truy nhập trang web: Icompanion.vn.
Phan Minh -
Ông Nguyễn Quang Huy |
Ông Nguyễn Quang Huy: Sản phẩm Mắt thần hiện nay đã triển khai trên nhiều địa phương phạm vi toàn quốc, ví dụ: ở miền Bắc có Hà Nội, Vĩnh Phúc,Tuyên Quang, Nam Định, Thanh Hóa...., ở miền Nam có: TP.HCM, Bình Dương, Nha Trang,....
Bùi Châu Tuấn -
TS Nguyễn Thanh Hải: So với sản phẩm lúc mang đi dự thi năm 2009, cho đến nay, cùng với việc triển khai hệ thống rộng rãi vào thực tế, các tác giả của Nhóm vẫn không ngừng sáng tạo, cải tiến, nâng cấp sản phẩm để cho sản phẩm đạt được mức độ hoàn thiện một cách “chín muồi”, được trang bị những tính năng công nghệ hết sức hiện đại và khoa học. Hiện nay, Mắt Thần 2.0 đang là giải pháp tối ưu để quản lý các bãi xe ở Việt
Nhóm Sinh viên Học viện CNBCVT: Em đang muốn gửi bài dự thi, bọn em là nhóm sinh viên, vậy không biết có thể mang đến để anh xem và tư vấn giúp được không? Liên lạc với anh theo địa chỉ nào là tiện ạ?
TS Nguyễn Thanh Hải: Sẵn sàng. Bạn có thể liên hệ theo địa chỉ email: nthhai@gmail.com hoặc điện thoại: 098.693.5545.
Huệ, Nữ: Với thành tích cao tại Giải thưởng Nhân tài Đất Việt cũng như Trí tuệ Việt Nam, nhóm Mắt Thần có dự kiến sẽ tiếp tục tham dự Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2012 không?
TS Nguyễn Thanh Hải |
TS Nguyễn Thanh Hải: Chúng tôi đang hoàn thiện một sản phẩm khá đồ sộ về giám sát trật tự an toàn giao thông với quy mô cấp quốc gia và đang triển khai vào thực tế. Dự kiến, sản phẩm này sẽ tham dự giải thưởng Nhân Tài Đất Việt năm 2012.
H.H,
TS Nguyễn Thanh Hải: Người đó bảo như vậy là rất đúng. Vậy nên bạn có ý tưởng sản phẩm nào thì nên cố gắng dự thi và đoạt giải thưởng Nhân Tài Đất Việt. Như vậy, sản phẩm của bạn sẽ được xã hội đón nhận và bạn sẽ kiếm được nhiều tiền.
TS Nguyễn Thanh Hải: Chúng tôi đã đăng ký bản quyền tại Cục bản quyền tác giả.
SV,
TS Nguyễn Thanh Hải: Xuất phát từ thực tế: Từ những năm 2006, khi mà các phương tiện giao thông bắt đầu tăng trưởng một cách chóng mặt, một thực tế hết sức bất cập của vấn đề quản lý các bãi xe ở Việt Nam, đó là gần như 100% sử dụng các phương pháp thủ công như ghi vé giấy, dùng thẻ giấy, đánh phấn…, và tình cảnh xe máy xếp hàng chờ ghi vé trước khi vào siêu thị hay cơ quan công sở thường xuyên diễn ra gây ra không ít lãng phí về thời gian và tiền bạc…
Trong khi đất nước đang quyết tâm đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các phương pháp thủ công cần phải được thay thế bằng một phương pháp hiện đại, tự động hóa cao chắc chắn là một điều tất yếu. Mắt Thần 2.0 ra đời trong bối cảnh như vậy.
Nhóm kinh doanh bán lẻ,
TS Nguyễn Thanh Hải: Cho đến năm 2009, Mắt Thần 2.0 gần như là bộ sản phẩm duy nhất trang bị cho việc quản lý các bãi xe thông minh trong nước sử dụng phương thức thẻ gửi xe kết hợp công nghệ xử lý và nhận dạng ảnh. Sản phẩm tiếp tục gây được tiếng vang lớn khi tham gia và đạt giải Ba Giải thưởng Nhân Tài Đất Việt 2009.
Từ đây, số lượng khách hàng sử dụng bộ sản phẩm Mắt Thần 2.0 đã tăng lên một cách đột biến, trên nhiều loại hình quản lý bãi xe từ các tòa nhà, khách sạn, bệnh viện, trường học, siêu thị cho đến các sân bay, bến cảng, trạm thu phí giao thông… cũng như trên nhiều vùng miền khắp đất nước. Hiện nay MT2.0 đã có trên 50 hệ thống trên toàn quốc.
Từ năm 2010, một đơn vị khác bắt đầu “vào cuộc” xây dựng sản phẩm tương tự, trong đó một điều dễ thấy là các sản phẩm tương tự đều có tính kế thừa, học hỏi theo mô hình hệ thống Mắt Thần 2.0 (chẳng hạn, vẫn sử dụng phương thức dùng thẻ chip để gửi xe, chụp ảnh biển số, ảnh mặt người, nhận dạng biển số…).
Trải qua một quá trình hơn 7 năm nghiên cứu phát triển, không ngừng hoàn thiện sản phẩm, không ngừng triển khai sản phẩm rộng rãi vào thực tế, cùng với các Giải thưởng đã đạt được, cho đến nay Mắt Thần 2.0 đã đạt được sự “chín muồi” về mức độ hoàn thiện sản phẩm, với việc trang bị đầy đủ các tính năng công nghệ hết sức hiện đại và khoa học, và hiện nay Mắt Thần 2.0 đang là sự lựa chọn số 1 của người sử dụng trong việc trang bị hệ thống quản lý bãi giữ xe thông minh. Vì vậy, Mắt thần hiện nay hết sức tự tin và yên tâm bán hàng.
Ông Nguyễn Quang Huy: Đây là sản phẩm rất mới ở Việt
Lúc đầu, nhiều khách hàng còn nghi ngờ vào khả năng của sản phẩm, nhưng sau khi một số tập đoàn lớn sử dụng sản phẩm, mọi người đã tin tưởng hơn. Đặc biệt, sau khi sản phẩm đoạt giải thưởng Nhân tài Đất Việt, thì chất lượng, thương hiệu của sản phẩm đã được khẳng định và tạo được lòng tin tuyệt đối đến khách hàng sử dụng.
Viết Quang, Nam: Liệu trong tương lai gần, các thiết bị trong bộ sản phẩm “Hệ thống quản lý bãi xe thông minh ứng dụng công nghệ nhận dạng biển số kết hợp công nghệ thẻ” có thể hoàn toàn được sản xuất trong nước mà không cần nhập khẩu không?.
TS Nguyễn Thanh Hải: Mắt Thần 2.0 là bộ sản phẩm tích hợp, trong đó phần mềm đóng vai trò chủ đạo được xây dựng từ gốc bởi nhóm tác giả, sử dụng các thiết bị phần cứng sẵn có trên thị trường. Do đó, có thể nói, đây đã là sản phẩm 100% made in Việt
Tuấn Đạt,
TS Nguyễn Thanh Hải: Đã có khá nhiều cải tiến, đặc biệt là về mặt công nghệ, công nghệ nhận dạng biển số MT-BSX 2.0, đã được nâng cấp lên phiên bản MT - BSX 3.5 với nhiều tính năng độc đáo, chất lượng nhận dạng được cải thiện, tính năng rửa sạch biển số, tối ưu hóa bộ nhớ…
Ngoài ra, sản phẩm có sự đa dạng, các gói phù hợp với qui mô bãi xe, từ các bãi xe vừa và nhỏ (1-2 luồng vào/ra) cho đến các bãi xe qui mô lớn với số luồng vào/ra không hạn chế, đa dạng cho các hình quản lý bãi xe từ các bãi xe từ siêu thị, tòa nhà, bệnh viện, trường học… cho đến sân bay, bến cảng, trạm thu phí… Trong các gói sản phẩm, khách hàng còn được lựa chọn các chủng loại thiết bị từ thông dụng phổ cập cho đến các loại thiết bị chuyên dụng cao cấp tùy theo khả năng đầu tư.
Chi tiết bạn có thể tham khảo trên website sản phẩmwww.quanlybaixe.com.vn hoặc www.matthanvietnam.com.vn.
Lan Phương - Nữ,Tôn Đức Thắng hỏi: Trong thời buổi kinh tế xã hội khó khăn, sản phẩm Nhà thông minh (HomeON) mà đơn vị đang cung cấp thật sự chỉ dành cho những người có thu nhập cao, anh có nghĩ thế không? Anh có hướng phát triển gì để cho sản phẩm bên anh có thể cung cấp được đến với nhiều người tiêu dùng hay không?
Có rất nhiều câu hỏi dành cho tác giả Nguyễn Đình Tuấn |
Ông Nguyễn Đình Tuấn: Chúng tôi có rất nhiều các gói sản phẩm được đóng gói, phù hợp với rất nhiều các gia đình khác nhau. Tôi có thể khẳng định tất cả các gia đình công nhân viên chức ở Việt Nam đều có thể mua được sản phẩm của HomeON. Bởi vì, ngoài những tính năng điều khiển ngôi nhà thông minh, hệ thống còn giúp quản lý, tiết kiệm năng lượng tiêu thụ trong ngôi nhà ví dụ như điện, nước, ga.
Ông Cao Tuấn Dũng: Công nghệ ngữ nghĩa ngày nay đã được ứng dụng trong các công cụ tìm kiếm bằng giọng nói nổi tiếng như Siri, Evi. Chúng tôi đang có kế hoạch hợp tác với một nhóm nghiên cứu về nhận dạng tiếng nói để chuyển câu hỏi bằng giọng nói của người dùng thành các câu hỏi ngữ nghĩa và đưa vào Icompanion. Tất nhiên đây là một thử thách lớn đối với nhóm và chúng tôi cần thời gian để thực hiện. Hy vọng rằng chúng tôi có thể thành công.
Ông Cao Tuấn Dũng: Ý kiến của bạn rất xác đáng. Khi tham dự cuộc thi Nhân tài Đất Việt, Icompanion mới làm việc trên 100 địa điểm tại Hà Nội. Để người dùng có thể thấy phần mềm thật sự có ích, chúng tôi đã liên tục phát triển dữ liệu, làm giàu tri thức và hiện nay, hệ thống đã làm việc trên hơn 20 nghìn địa điểm tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
Các địa điểm cũng được phân loại phong phú theo: quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nhà hát, danh lam thắng cảnh, ngân hàng, công viên, rạp chiếu phim...
Theo tôi, dữ liệu hiện tại của hệ thống mới chỉ đáp ứng được khoảng 50 – 60% nhu cầu người sử dụng tập trung tại hai thành phố lớn. Hiện nay, chúng tôi vẫn tiếp tục phát triển dữ liệu trên các tỉnh, thành trong toàn quốc.
Lê Đào Trường Uyên - Nữ, 33 tuổi, truonguyenpmtcorp@... hỏi: Sản phẩm Ngôi nhà Thông minh HomeON không phải là quá mới trên thế giới nhưng hiện nay ở Việt
Ông Nguyễn Đình Tuấn: Ai cũng nghĩ sản phẩm Smart Home chỉ dành cho giới thượng lưu. Thực tế, trong triển lãm Vietbuild năm 2011, có những giải pháp Smart home nhập khẩu của nước ngoài có chi phí rất cao. Ví dụ, một biệt thự trung bình mất chi phí khoảng 500 triệu đồng.
Thế nhưng, giải pháp HomeOn của chúng tôi có rất nhiều lựa chọn và có những mức giá rất rẻ dành cho tất cả mọi người. Có rất nhiều dự án khu đô thị mới, các tòa nhà cao tầng đã liên hệ với công ty để ứng dụng triển khai các sản phẩm HomeON. Vì thực tế, chi phí nếu được tích hợp từ ban đầu có thể rẻ hơn bởi vì nó sẽ giảm rất nhiều các chức năng không cần thiết khác. Ví dụ, như hệ thống an ninh, hệ thống quản lý tòa nhà...
Bác Nguyễn Văn Cao -
Ông Nguyễn Đình Tuấn: Trước hết, chúng tôi đang hợp tác với các dự án lớn ví dụ các khu đô thị mới để triển khai đồng bộ giúp giảm được giá thành ban đầu và các dự án đó được ứng dụng các công nghệ mới nhất về công nghệ thông tin và điều khiển tự động.
Ngoài ra, để phục vụ rộng rãi tất cả mọi người chúng tôi đang hợp tác với các VNPT các tỉnh thành phố để triển khai các phòng giới thiệu sản phẩm. Chúng tôi đang triển khai một số showroom ví dụ như VNPT Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, TPHCM... Ngoài ra, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với công ty để công ty có thể triển khai cung cấp dịch vụ cho tất cả mọi người.
Hồng Anh - Nu, 31 tuổi, hỏi: Những khó khăn mà nhóm tác giả gặp phải trong quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm này?
Ông Hoàng Anh Việt: Những khó khăn chung của các nhóm tham dự Nhân Tài Đất Việt, theo mình thì có lẽ là cùng lúc phải chuẩn bị rất nhiều thứ như làm sản phẩm sao cho hoàn thiện, làm báo cáo sao cho tốt, chuẩn bị làm slide và tập thuyết trình,...
Với các nhóm khác nhau sẽ có những khó khăn riêng cần phải vượt qua vì phần nào cũng đòi hỏi sự cẩn thận và tối ưu trong công tác chuẩn bị. Riêng với nhóm Mimas, chúng tôi cũng có những khó khăn chung nhưng có lẽ khó khăn nhất là chúng tôi cần phải vượt qua là làm sao để khẳng định với bản thân rằng chúng tôi sẽ thực hiện những gì chúng tôi muốn.
Bà Tạ Thị Vân Anh: Sản phẩm của chúng tôi được phát triển từ năm 2007 trên công nghệ Flash, tuy nhiên công nghệ này không đáp ứng được các yêu cầu của sản phẩm. Phải tới năm 2010 khi công nghệ Sylverlight ra đời, sản phẩm mới đạt được yêu cầu đặt ra.
Bà Tạ Thị Vân Anh (trái) |
Nam Trường - Nam, 35 tuổi, hỏi: Sản phẩm Ngôi nhà thông minh có thật sự được gọi là thông minh hay không thưa anh Tuấn, vì như tôi được biết, các thiết bị này hiện dùng bằng điện hoặc Internet, nếu cả 2 thiết bị điện và Internet mà mất thì các sản phẩm này sẽ như thế nào? Một thiết bị phải có sự đồng bộ, liên kết giữa nhiều thiết bị với nhau thì có được gọi là thông minh không?
Ông Nguyễn Đình Tuấn: Có thể nói khái niệm ngôi nhà thông minh là tương đối chung chung. Sản phẩm của chúng tôi được được tích hợp để quản lý và điều khiển các ngôi nhà bằng các công nghệ mới nhất như công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ vô tuyến không dây sử dụng năng lượng thấp và giải quyết các vấn đề như sử dụng các thiết bị công nghệ cao như smart phone, tablet... trong các thao tác bình thường trong cuộc sống.
Trong hệ thống HomeON có tích hợp pin dự phòng và các công nghệ vô tuyến như 3G, zigbee, và sử dụng các chip năng lượng thấp nên kể cả trong trường hợp mất điện thì hệ thống vẫn hoạt động bình thường.
Việt Hà - Nu, 36 tuổi, SV hỏi: Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều Giải thưởng về CNTT khác nhau, theo đánh giá chủ quan của chú Nguyễn Long thì chú đánh giá thế nào về Giải thưởng này, Giải thưởng này có được gọi là Giải thưởng uy tín về CNTT như BTC đang quảng bá không?
TS Nguyễn Long "gặp" nhiều câu hỏi khá hóc |
TS Nguyễn Long: Có cảm giác là Việt
Ngọc Anh - Nu, 37 tuổi, Hào
Ông Nguyễn Đình Tuấn: Tất nhiên sản phẩm sẽ được sử dụng lâu dài, khách hàng có thể sử dụng như một sản phẩm cá nhân và không phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ khác.
Nguyễn Thị Mai Hương - Nu, 38 tuổi, huongmai74@... hỏi: Thực ra nhiều người dân đã cho rằng, sản phẩm Ngôi nhà thông minh HomeON và ý tưởng của sản phẩm này không hề mới và đã có nhiều hộ chung cư cao cấp đã sử dụng dịch vụ này từ nước ngoài. Vậy được gọi là sản phẩm ra đời sau, vậy sản phẩm Ngôi nhà thông minh HomeON có ưu điểm gì để thu hút được khách hàng không?
Ông Nguyễn Đình Tuấn: Đúng là chúng tôi chưa có điều kiện để quảng bá sản phẩm một cách rộng rãi giúp tất cả các khách hàng có thể trải nghiệm những công nghệ mới nhất. Nhưng, chúng tôi có thể khẳng định giá trị mà chúng tôi đặt được.
Cụ thể, tại rất nhiều dự án bất động sản và các chủ đầu tư đã có những buổi làm việc rất nghiêm túc với chúng tôi để có thể thiết kế và đưa hệ thống HomeON được ứng dụng trong các công trình mới. Còn sự thu hút của sản phẩm, thứ nhất chi phí rất rẻ so với các sản phẩm của nước ngoài, các tính năng cũng vượt trội do chúng tôi định hướng sản phẩm có thể tích hợp với các sản phẩm công nghệ cao khác. giúp việc triển khai lắp đặt rất nhanh và đặc biệt giúp quản lý năng lượng tiêu hao cho ngôi nhà rất nhiều.
Lâm -
TS Nguyễn Long: Năm nào tôi cũng gặp người quen tham gia và tôi rất tự hào về việc đó. Tuy nhiên, việc chấm từ sơ khảo qua chung khảo, như các bạn thấy, với một Hội đồng gồm các chuyên gia rất giỏi và có kinh nghiệm trực tiếp chấm và bình.
Thông thường, nếu bạn có quen tôi, khi chấm tôi sẽ dành quyền đánh giá cho nhóm giám khảo không quen bạn. Nếu nhóm giám khảo đó đánh giá cao sản phẩm của bạn thì đấy là niềm tự hào của tôi. Tôi cũng rất mong muốn các bạn vẫn quen và chia sẻ với tôi, tuy nhiên, các bạn hãy tự tin để tự bảo vệ sản phẩm của mình. Đấy là con đường đi tốt nhất cho các bạn đến thành công.
Giảng viên trường Đh Bách Khoa -
TS Nguyễn Long : Các bạn chỉ cần tự tin, hoàn thiện hồ sơ sản phẩm theo tiêu chí trên trang web của Nhân tài đất VIệt (http://nhantaidatviet.vnmedia.vn). Để qua được vòng sơ khảo chỉ chấm trên tài liệu, các bạn cần căn cứ theo tiêu chí thể hiện sáng tạo của mình bằng sản phẩm và hoàn thiện hồ sơ gửi cho Ban tổ chức.
SV CNTT -
TS Nguyễn Long : Là sinh viên CNTT, ngoài học tập kiến thức và kỹ năng, các bạn có cơ hội được sáng tạo bằng chính ngành học của mình. Có ý tưởng tốt, với kỹ năng và kiến thức được học, các bạn có một chân trời sáng tọa bao la. Bạn hãy nhìn những tấm gương, Facebook, Microsoft, Google, đều là từ sinh viên với bàn tay trắng đi lên nên các bạn hãy tự tin. Với cuộc thi CNTT không hề có một sự ưu ái đặc biệt cho bất cứ đối tượng nào. Các bạn cần phải chứng minh tài năng của mình.
Công Minh -
TS Nguyễn Long : Công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực có tốc độ thay đổi nhanh nhất ngày nay. Khi bắt đầu, Nhân tài Đất Việt chưa có khái niệm mạng xã hội, điện toán đám mây, đến nay, các sản phẩm dự thi thường theo sự thay đổi của xu thế phát triển công nghệ.
Do vậy, đánh giá chất lượng của các sản phẩm thường sẽ thay đổi theo xu thế công nghệ. Chúng tôi có nói rằng chưa hài lòng lắm về chất lượng sản phẩm dự thi hàng năm theo ý rất mong muốn những sản phẩm có hàm lượng công nghệ mới nhất vào chung khảo và đạt giải. Tuy nhiên, điều này hiếm xảy ra và chúng tôi vẫn luôn hy vọng sẽ có những sản phẩm công nghệ mới xuất sắc nhất được đứng trên bục vinh quang.
Trương Thị Hồng Đào -Nu, 36 tuổi, daotruong76@... hỏi: Em nghe nhiều người bảo con gái mà làm về CNTT thì khô khan lắm, chị đánh giá bản thân mình là một người như thế nào ạ?
Bà Tạ Thị Vân Anh: Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Mình không nghĩ con gái làm về CNTT khô khan. Nếu cho mình tự đánh giá về bản thân mình thì, mình cũng là một người khá lãng mạn. Tuy nhiên, không có nhiều thời gian để chăm sóc bản thân mình, nên có lúc cũng khá khó khăn để thể hiện sự nữ tính.
Hà Thanh
Ông Cao Tuấn Dũng: Ý tưởng về Hệ thống dịch vụ thông tin và tri thức du lịch Icompanion được nhen nhóm từ khi tôi còn đang học tập nghiên cứu tại nước ngoài. Khi đi du lịch tại các thành phố nổi tiếng như
Tôi nghĩ rằng Việt
Nguyễn
TS Cao Tuấn Dũng: Trong phiên bản mới vừa được đưa lên kho ứng dụng trực tuyến của Google, chúng tôi đã phát triển nhiều tính năng mới và hy vọng sẽ nhận được sự đánh giá tích cực từ phía người dùng.
- Về mặt dữ liệu, chúng tôi mở rộng phạm vi các địa điểm ra ngoài khuôn khổ các danh lam thắng cảnh với các địa điểm phục vụ nhu cầu giải trí,tiện ích trong cuộc sống.
- Trước đây phần mềm Icompanion qua khảo sát của bạn bè thì quá tập trung vào tính năng công nghệ và còn khó hiểu đối với người dùng. Trong phiên bản mới, chúng tôi đã phát triển tính năng tra cứu dữ liệu tự động hết sức dễ dùng. Người dùng được cung cấp thông tin về các địa điểm chỉ thông qua một, hai lần chạm vào màn hình.
- Chúng tôi ẩn đi tính năng tìm kiếm ngữ nghĩa và đặt nó dưới nền các chức năng tìm kiếm theo từ khóa và tìm kiếm theo thuộc tính để người dùng khỏi bỡ ngỡ. Nhưng kết quả trả về người dùng vẫn tận dụng được thế mạnh của công nghệ ngữ nghĩa.
- Một cải tiến lớn là vấn đề hiệu năng tốc độ của phần mềm khi làm việc với khối lượng dữ liệu lớn. Hiện tại, phần mềm có thời gian đáp ứng từ một giây đến 5 hoặc 6 giây trong điều kiện kết nối Internet bình thường qua wireless và 3G. Đây là một trong những nỗ lực lớn của nhóm.
Hy vọng với những cải tiến này, bạn sẽ sử dụng và gắn bó với lcompanion để nó thực sự là người bạn đường của bạn.
Nguyễn Hồng
TS Cao Tuấn Dũng: Trên điện thoại di động, việc phát triển tính năng này gặp khó khăn do hạn chế về dịch vụ bản đồ số của nhà cung cấp. Chúng tôi đã tìm được giải pháp trong phiên bản tới, Icompanion sẽ tích hợp nhiều hệ thống bản đồ khác nhau và cho phép lập hành trình du lịch dựa theo sở thích của người dùng. Thực chất tính năng này đã được cài đặt trên phiên bản thử nghiệm nhưng chưa được công bố.
Việt Hoa - Nu, 36 tuổi, hỏi: “Hệ thống số hóa tư duy con người” sẽ được ứng dụng trong thực tế như thế nào?
Anh Hoàng Anh Việt : Chào bạn, giải pháp của Mimas sẽ được triển khai như một bộ công cụ để giúp các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng Công nghệ cao dựa trên việc thu nhận và giải mã tín hiệu sóng điện não của con người - Tín hiệu phát ra từ não bộ. Các sản phẩm công nghệ cao mà trong tương lai có thể được triển khai bao gồm:
- Y tế: Điều khiển các bộ phận giả trên cơ thể. Các cánh tay robot...
- Quốc phòng: Hệ thống phát hiện nói dối, điều tra tội phạm, khủng bố...
- Trong cuộc sống: giải trí với các ứng dụng điều khiển bằng suy nghĩ như Game. Kết hợp với các smarTV hay các thiết bị thông minh trong nhà để xây dựng SmartHome, trong con người có thể giao tiếp, điều khiển thiết bị bằng suy nghĩ.
Ví dụ: cửa thông minh có thể nhận diện ra chủ nhà qua Keyword mà Chủ nhà đã có trong đầu. - Trong nghiên cứu: phục vụ các trường đại học nghiên cưu về lĩnh vực y sinh, khoa học, giải trí... - Trong điều tra thị trường: tìm hiểu xem khách hành, thị trường có mong muốn như thế nào về sản phẩm mà chúng ta đang tìm hiểu. -...
Hải Anh -Nu, 33 tuổi, bác sỹ: Từ khi đạt giải cao nhất trong NTĐV 2010, tới nay, sản phẩm ““Hệ thống số hóa tư duy con người” đã có những thay đổi như thế nào?
Anh Hoàng Anh Việt: Chào bạn Hải Anh, từ sau khi đạt giải thưởng thưởng thì Mimas vẫn tiếp tục trong việc nghiên cứu những kỹ thuật lõi để phát triển hạ tầng nền tảng. Tuy nhiên, về hướng triển khai ứng dụng cụ thể thì Mimas đã thay đổi chút là tập trung vào xây dựng giải pháp Đo cảm xúc của con người (sử dụng nền tảng đã nghiên cứu và phát triển). Hướng ưng dụng này hiện tại có tính khả thi cao hơn và ở trên thế giới được biết đến với tên NeuronMarketing. Còn định hướng sản phẩm chủ đạo - Công nghệ lõi mà Mimas phát triển thì không có sự thay đổi.
Thành -
Anh Hoàng Anh Việt: Cảm ơn chú đã quan tâm, sản phẩm của Mimas trước đây khi nghiên cứu và phát triển thì chưa được quan tâm tới vấn đề này. Tuy nhiên, khi được những lời gợi ý và tư vấn từ những chuyên gia nước ngoài thì may mắn là những kết quả hiện tại của Mimas không ảnh hưởng tới sức khỏe hay thần kinh người sử dụng. Do vậy mà chú và mọi người có thể yên tâm với những kết quả hiện tại của nhóm.
Anh Hoàng Anh Việt |
Em Bằng - Nu, 19 tuổi, Học viện Công nghệ BCVT hỏi: Anh Hoàng Anh Việt đã có gia đình chưa ạ? Nếu một người giỏi như anh mà lấy vợ thì anh chọn người vợ có làm trong ngành CNTT không? Em thấy hiện nay con gái làm CNTT hay bị mọi người chê là khô cứng?
Anh Hoàng Anh Việt : Chào em, không chỉ mình mà cả nhóm anh em Mimas chưa ai lấy vợ được em ah. Nếu mà em có quan tâm thì có thể giúp mấy anh việc này thì tốt :P. Còn về lấy ai và con gái CNTT như thế nào thì anh nghĩ mỗi người một quan điểm khác nhau. Luôn có người phù hợp và sinh ra là để phù hợp với một ai đó, do vậy mà nếu em "may mắn" là con gái CNTT thì anh nghĩ sẽ không bị thất vọng về vấn đề này đâu. Còn Mimasers chắc không ai lại Anti con gái cùng ngành như em nghĩ đâu.
Nguyễn Đức Thao -
Anh Hoàng Anh Việt : Cảm ơn bạn Thao, như đã trả lời ở câu hỏi trên. Hiện tại, hướng nghiên cứu công nghệ lõi thì chúng tôi vẫn tập trung còn hướng ứng dụng cụ thể của công nghệ thì chúng tôi tạm thời tập trung vào hướng xây dựng giải pháp để thu nhận và đo cảm xúc người sử dụng.
Nhóm đã nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều tổ chức, cơ quan cũng như cá nhân yêu thich khoa học. Mimas đã được động viên rất nhiều từ những sự ưu ái và khích lệ như vậy, đây là một may mắn lớn để giúp chúng tôi tiếp tục con đường phía trước. Xin chân thành cảm ơn tất cả những sự quan tâm và tình cảm của mọi người.
Nguyễn Minh Phương -Nam, 22 tuổi, hỏi: E xin hỏi a Hoàng Anh Viêt, được biết sản phẩm của nhóm liên quan đến sóng não EEG, mà lĩnh vực này hiện nay ở Việt Nam chưa nhiều người biết đến, Anh có dự định gì lĩnh vực này được phát triển rộng trong cộng đồng hiện nay?
Anh Hoàng Anh Việt : Chào em, EEG là một trong những hướng tiếp cận trong việc giải mã thông tin của não bộ. Đây được coi là hướng đơn giản nhất nhưng cũng vô cùng phức tạp và khó khăn. Việc nghiên cứu một cách nghiêm túc và để có kết quả hiệu quả thì cần nhiều thời gian và sự tham gia đóng góp nhiều từ cộng đồng nghiên cứu quan tâm. Tại nước ngoài thì những cộng đồng này đã phát triển tương đối tốt nhưng tại Việt
Theo dự địng thì Mimas sẽ triển khai dần, bắt đầu từ cộng đồng các giảng viên và sinh viên Bách Khoa Hà Nội, sau đó sẽ mở rộng dần sang các trường đại học kỹ thuật khác cũng như các em học sinh yêu thích môn vật lý, tin học, sinh học. Tất nhiên, cộng đồng nghiên cứu này cũng rất cần sự tham gia của những người làm liên quan lĩnh vực y học. Chúng tôi sẽ tổ chức các buổi seminar giới thiệu công nghệ và định hướng phát triển trong thời gian tới để cộng đồng theo dõi, hy vọng hướng nghiên cứu này sẽ tạo ra được sự quan tâm rộng rãi.
Vũ Khắc Tín -
Anh Hoàng Anh Việt : Chào Tín,
Nguyễn Minh Phương - Nam, 22 tuổi, hỏi: E xin hỏi anh Hoàng Anh Viêt, được biết sản phẩm của nhóm liên quan đến sóng não EEG, mà lĩnh vực này hiện nay ở Việt Nam chưa nhiều người biết đến, Anh có dự định gì lĩnh vực này được phát triển rộng trong cộng đồng hiện nay?
Anh Hoàng Anh Việt : Chào em, EEG là một trong những hướng tiếp cận trong việc giải mã thông tin của não bộ. Đây được coi là hướng đơn giản nhất nhưng cũng vô cùng phức tạp và khó khăn. Việc nghiên cứu một cách nghiêm túc và để có kết quả hiệu quả thì cần nhiều thời gian và sự tham gia đóng góp nhiều từ cộng đồng nghiên cứu quan tâm. Tại nước ngoài thì những cộng đồng này đã phát triển tương đối tốt nhưng tại Việt
Theo dự địng thì Mimas sẽ triển khai dần, bắt đầu từ cộng đồng các giảng viên và sinh viên Bách Khoa Hà Nội, sau đó sẽ mở rộng dần sang các trường đại học kỹ thuật khác cũng như các em học sinh yêu thích môn vật lý, tin học, sinh học. Tất nhiên, cộng đồng nghiên cứu này cũng rất cần sự tham gia của những người làm liên quan lĩnh vực y học. Chúng tôi sẽ tổ chức các buổi seminar giới thiệu công nghệ và định hướng phát triển trong thời gian tới để cộng đồng theo dõi, hy vọng hướng nghiên cứu này sẽ tạo ra được sự quan tâm rộng rãi.
Hoàng Lan - nữ: Chào anh Việt, được biết sản phẩm của anh sau khi tham dự giải thưởng Nhân tài Đất Việt thì còn được một giải thưởng liền sau đó, anh có thể nói về giải thưởng đó không?
Anh Hoàng Anh Việt: Chào bạn, Mimas đã may mắn có một số các giải thưởng: Imagine Cup 2008,2009,2011 và 2012 của tập đoàn Microsoft, giải thương sáng tạo HCM 2010 và giải thưởng khởi nghiệp do tập đoàn Intel tổ chức... Mimas thực sự mong muốn tạo nên được những sản phẩm có giá trị cho xã hội, cảm ơn các bạn đã thực sự quan tâm.
Trương
TS Cao Tuấn Dũng: Chào bạn. Để trả lời câu hỏi này khách quan thì thật sự là khó đối với tôi. Việc đánh giá về chất lượng và tiềm năng của sản phẩm do ban giám khảo cuộc thi Nhân tài Đất Việt quyết định. Sản phẩm Icompanion khi tham giadự thi mới là một sản phẩm Concept và còn thiếu rất nhiều dữ liệu. Hiện tại, nhóm vừa mới đưa sản phẩm để đông đảo người dùng có thể sử dụng thông qua việc truy cập và cài đặt từ Google play.
Nhóm SIG hy vọng sẽ nhận được phản hồi tích cực từ người dùng khi họ biết đến và sử dụng phần mềm.
Từ góc độ người phát triển, Icompanion như một đứa con tinh thần của các thành viên trong nhóm. Các thành viên đều giành nhiều công sức và tâm huyết cho sản phẩm, và chúng tôi tự tin vào hướng đi và công nghệ nền tảng của hệ thống này.
GV CNTT, Nữ: Thưa Tiến sỹ Cao Tuấn Dũng, phần mềm tra cứu icompanion có dùng được cho điện thoại Iphone không a?
TS Cao Tuấn Dũng: Hiện tại, phần mềm mới công bố trên các điện thoại Android nhưng chúng tôi đang phát triển phiên bản cho Iphone. Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ công bố phiên bản trên Iphone trong một tháng nữa. Lúc đó, bạn sử dụng ủng hộ nhóm và đóng góp ý kiến cho chúng tôi trực tiếp trên kho ứng dụng di động.
Phạm Ánh, Nữ: Thưa TS phạm vi từ NSD đến vị trí tỉnh thành mình muốn tra cứu qua ĐTDĐ có khoảng cách tối đa là bao nhiêu?
TS Cao Tuấn Dũng: Chúng tôi không hạn chế khoảng cách khi tìm kiếm hay gợi ý tự động các địa điểm. Bạn có thể đặt khoảng cách từ 10, 20m cho tới 1.000km. Tuy nhiên, nếu đặt khoảng cách quá lớn thì số lượng dữ liệu sẽ rất nhiều và bạn sẽ khó tìm được địa điểm mình cần hơn. Tốc độ của hệ thống không bị ảnh hưởng nhiều vì chúng tôi đã xử lý vấn đề này.
Minh Châu, Nữ: Xin hỏi TS Cao Tuấn Dũng: Thưa thầy phần mềm của nhóm đã hoàn thành trong thời gian bao lâu? Thầy bận công tác giảng dạy như vậy, thời gian làm việc chủ yếu của nhóm là vào lúc nào? Phần mềm của nhóm được ứng dụng trong phạm vi nào?
TS Cao Tuấn Dũng: Thời gian nhóm bắt tay vào phát triển sản phẩm là vào mùa hè 2010. Cho đến nay đã được 2 năm.
Một khi đã có lòng say mê, thật sự yêu thích và mong muốn tạo ra những sản phẩm mới và có ích thì ta sẽ có cách sắp xếp thời gian. Nhóm thường họp vào cuối tuần hay các buổi tối, đồng thời các thành viên cũng rất chủ động trong việc thực hiện công việc nghiên cứu của mình. Phần mềm của nhóm có thể hữu ích cho tất cả những người muốn khám phá, đi du lịch, hay muốn nhanh chóng tìm kiếm các địa điểm trong sinh hoạt công tác và giải trí.
Minh Châu, Nữ: Xin hỏi TS Cao Tuấn Dũng: Thưa thầy, phần mềm của nhóm đã hoàn thành trong thời gian bao lâu? Thầy bận công tác giảng dạy như vậy, thời gian làm việc chủ yếu của nhóm là vào lúc nào? Phần mềm của nhóm được ứng dụng trong phạm vi nào?
TS Cao Tuấn Dũng: Thời gian nhóm bắt tay vào phát triển sản phẩm là vào mùa hè 2010. Cho đến nay đã được 2 năm.
Một khi đã có lòng say mê, thật sự yêu thích và mong muốn tạo ra những sản phẩm mới và có ích thì ta sẽ có cách sắp xếp thời gian. Nhóm thường họp vào cuối tuần hay các buổi tối, đồng thời các thành viên cũng rất chủ động trong việc thực hiện công việc nghiên cứu của mình. Phần mềm của nhóm có thể hữu ích cho tất cả những người muốn khám phá, đi du lịch, hay muốn nhanh chóng tìm kiếm các địa điểm trong sinh hoạt công tác và giải trí.
Minh Châu, Nữ: Đằng sau người đàn ông thành đạt luôn có hình bóng một người phụ nữ. Thưa TS Dũng, thầy có thể bật mí về người phụ nữ của mình để thầy có được thành công như ngày hôm nay?
TS Cao Tuấn Dũng: Cũng như những người đàn ông bận rộn trong công việc khác, tôi có được thành quả như hiện tại là nhờ sự hy sinh và đồng cảm của những người phụ nữ trong gia đình là Mẹ tôi và vợ tôi. Tôi thường có rất ít thời gian cho công việc ở nhà, nếu không có sự thông cảm và động viên thì chắc chắn công việc nghiên cứu sẽ bị ảnh hưởng nhiều.
Tôi nghĩ Mẹ tôi và vợ tôi cũng như khá nhiều người phụ nữ Việt
Mặc dù còn rất nhiều câu hỏi gửi tới chương trình, vì thời gian giao lưu có hạn, báo điện tử VnMedia cùng Ban tổ chức chương trình đã phải kết thúc buổi giao lưu tại đây. Tuy nhiên, nếu các độc giả vẫn còn có các câu hỏi gửi tới, hãy gửi về cho chúng tôi kèm theo địa chỉ email. VnMedia sẽ gửi tới các đại biểu và sớm có câu trả lời tới các bạn.
Đại diện các nhóm đã đạt giải Nhân tài Đất Việt có mặt trong buổi giao lưu: 1- Tiến sỹ Cao Tuấn Dũng, trưởng nhóm nghiên cứu Semantic Innovation Group, trưởng bộ môn Công nghệ phần mềm, Đại học Bách Khoa Hà Nội
2- Trưởng nhóm Smart home - ông Nguyễn Đình Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty HTSV
3- Trưởng nhóm LYNX: Tạ Thị Vân Anh, Quản lý Trung tâm Vật lý, Công ty CP Thiết bị Y tế Ung thư
4- Trưởng nhóm MIMAS - Hoàng Anh Việt
5- Trưởng nhóm Mắt Thần - TS. Nguyễn Thanh Hải và ông Nguyễn Quang Huy - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển và Chuyển giao Công nghệ Mắt Thần
Sản phẩm: Hệ thống quản lý bãi xe thông minh ứng dụng công nghệ nhận dạng biển số kết hợp công nghệ thẻ - Mắt thần 2.0 thuộc Nhóm Mắt thần - giải Ba Nhân tài Đất Việt 2009. |
Ý kiến bạn đọc