Xây dựng thành phố cho tương lai

16:38, 18/05/2012
|

(VnMedia) - Bài viết dưới đây là quan điểm của Sunil MK, kiến trúc sư đặc quyền và là thành viên của Viện Kiến trúc sư Hoàng gia Anh (RIBA), người chỉ đạo Chương trình cao cấp của Autodesk về các vấn đề Chính phủ trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

 

Hơn một thập kỷ trước, Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về Môi trường sống đã kết luận rằng “chúng ta đang có cơ hội và hy vọng tuyệt vời để xây dựng một thế giới mới, trong đó phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường là các thành phần phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau nằm trong khối phát triển bền vững, có thể được thực hiện thông qua sự thống nhất và hợp tác trong và giữa các quốc gia, đồng thời thông qua mối quan hệ hợp tác hiệu quả ở tất cả các cấp”.

 

Cho đến nay, tầm nhìn này đã được hiện thực hóa một cách tốt đẹp, nhờ những nỗ lực và sự hợp tác của các chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận trong việc xây dựng thành phố sinh thái bền vững ở một số nước. Trong tình hình hiện nay, hơn một nửa dân số thế giới đang tập trung ở các thành phố với hi vọng cải thiện được tình trạng kinh tế - xã hội, các thành phố bền vững mở đường cho một sự cân bằng giữa nhu cầu ngày càng tăng và sự cung cấp cạn kiệt các nguồn tài nguyên.

 

Xu hướng này được thấy rõ ràng nhất ở châu Á, xuất phát từ những nền kinh tế khổng lồ như Trung Quốc và Ấn Độ. Sự bùng nổ kinh tế thúc đẩy các thành phố lớn châu Á sẵn sàng hoạch định tương lai của mình. Đô thị hóa là một quá trình phong phú và phức tạp theo như phát hiện mới đây củaHội đồng Phát triển Châu Á (ADB): "Dân số ở các thành phố tăng thêm bốn mươi bốn triệu người mỗi năm, tương đương với 120.000 người mỗi ngày. Sự tăng trưởng này yêu cầu xây dựng hơn 20.000 ngôi nhà mới, 250 km đường giao thông mới và cơ sở hạ tầng bổ sung để cung cấp hơn 6 mega lít nước sạch".

 

Trong khi các thành phố này đã có những tiến bộ xã hội và kinh tế với tốc độ chóng mặt, đây vẫn là nơi tập trung phần lớn người nghèo của thế giới, thường là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhấtbởi tác động của biến đổi khí hậu và thảm họa môi trường. Mặc dù các thành phố này cung cấp một cơ sở kinh tế rất lớn, chúng đều góp phần vào tác động xấu đến môi trường không khí và nước.

 

Câu hỏi chính là làm thế nào để một thành phố duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định và đồng thời có thể khai thác phát triển bền vững và toàn diện, chẳng hạn tất cả các đô thị, cư dân châu Á có thể trải nghiệm cuộc sống chất lượng cao với tiện nghi cơ bản, chỗ ở và đồng thời cũng miễn dịch được với tác động của biến đổi khí hậu?

 Ảnh minh họa

 

Các chuyên gia tranh luận rằng một sự thay đổi mà họ đang nhìn thấy, và có thể đoán trước được trong tương lai, là sự phát triển của toàn bộ kế hoạch thành phố từ đầu. Kiểu quy hoạch chuyên sâu này là điều cần thiết để thay thế hoàn toàn cơ sở hạ tầng cũ trở nên gần như lỗi thời do khả năng suy yếu của chúng trong một môi trường đô thị hoá. Như chúng ta biết, mỗi quốc gia tiếp cận đô thị hóa khác nhau và bằng chứng nằm trong những thành phố sinh thái đáng chú ý ở châu Á.

 

Thành phố sinh thái Thiên Tân - nằm ở phía đông bắc của Trung Quốc, phía nam của Bắc Kinh là một dự án song phương giữa Singapore và chính phủ Trung Quốc, được phát triển chung bởi tập đoàn của Singapore Keppel Group và tập đoàn liên doanh của Trung Quốc do nhà nước quản lý là Thiên Tân TEDA.

Thành phố sinh thái này nổi bật trên toàn thế giới trong việc áp dụng các nguyên lý cơ bản nhất nhưng hiệu quả của thiết kế - những thứ có khả năng thực tế, nhân rộng, và mở rộng. Chỉ số bền vững đô thị (USI) - chỉ số đầu tiên để đo lường và so sánh tính bền vững đô thị trên khắp Trung Quốc, cho thấy rằng để xây dựng một thành phố thực sự xanh, thành phố Trung Quốc nên có mật độ cao hơn, cung cấp những cách tiếp cận dễ dàng cho người dân thông qua các phương tiện giao thông công cộng tốt và sử dụng đất hiệu quả hơn.

 

Thành phố công nghiệp của Nhật Bản, Kawasaki đã nổi lên như một trong những thành phố sinh thái phát triển của quốc gia. Trước khi Chính phủ Nhật Bản đầu tư vào phục hồi thành phố này, nơi đây đã phảivật lộn với tình trạng thiếu không gian, chất thải công nghiệp không được quản lývà ô nhiễm quá mức. Dựa trên nguyên lý "không chất thải", thành phố nhắm mục đích tái chế chất thải trong một ngành công nghiệp hoặc trong các hộ gia đình và tái sử dụng nó trong một lĩnh vực khác như chế tạo vật liệu.

 

Triển vọng trong tương lai

 

Sự khơi dậy và phát triển thành công các thành phố sinh thái phụ thuộc vào sự cân bằng lành mạnh trong quản trị từ trên xuống và từ dưới lên ở cấp địa phương. Đây là thời điểm mà các cơ quan quản lý ở châu Á cần phải áp dụng một cách tiếp cận toàn diện hơn theo hướng bền vững bằng cách thiết lập quy hoạchcác thành phố sinh thái, bắt đầu từ việc giáp mối với tính toán trước về các vấn đề như ngân sách và tài trợ. Một thành phốcó thể hỗ trợ tài chính cho các dịch vụ bền vững bằng cách tối đa hóa nguồn thu hiện có và xác định những tiềm năng mới, bằng cách tận dụng các nguồn lực khác từ khu vực tư nhân, và bằng cách mời tài trợ để hỗ trợ sự phát triển của các sáng kiến phát triển bền vững.

 

Những sự thay đổi là không thể tránh khỏi trong quá trình lập kế hoạch và bộ phận lãnh đạo sẽ cần phải thiết lập một quy trình linh hoạt cho sự tham gia của cộng đồng để sẵn sàng thích nghi với hoàn cảnh ở mỗi thành phố. Đây là một cơ hội lớn có ý nghĩa cho mối quan hệ của khu vực nhà nước - tư nhân.

Chương trình toàn cầu của Liên hợp quốc Thành phố Chật chội cho phép chính quyền địa phương để thiết lập đối thoại tập trung với các ngành khác mà có thể thông báo và ảnh hưởng lớn hơn đến chính sách công và quản trị địa phương trên cơ sở hàng ngày. Mặt khác, nó cho phép khu vực tư nhân tham gia với các ngành khác trong cộng đồng hệ thống sinh thái và góp phần vào sự phát triển của họ ở cơ sở. Nó cung cấp cho các tổ chức xã hội dân sự nền tảng để tham gia trực tiếp với các nhà hoạch định chính sách chính trị và kinh doanh, và các nhà lãnh đạo trong việc thông tin, ảnh hưởng đến chính sách của chương trình, bổ sung vào sự phát triển của hành động thực tế về xã hội, các vấn đề môi trường và kinh tế ảnh hưởng đến thành phố.

 

Chúng tôi tin rằng những cản trở tiêu cực giữa các chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự cần phải được phá bỏ, như vậy mà cả ba bộ phận này đều phải có trách nhiệm. Chúng tôi đã quan sát thấy rằng hầu hết các vấn đề môi trường đòi hỏi một giải pháp tích hợp và một thành phố bền vững chỉ có thể thực sự phát triển mạnh khi khu vực công và tư nhân hợp tác, suy nghĩ ý tưởng và thực hiện trên một nền tảng chiến lược chung. Hơn nữa, trách nhiệm xây dựng một thành phố sinh thái không lên đến đỉnh cao với cơ sở hạ tầng của nó. Thông thường một khía cạnh bị bỏ qua, nó cũng là quan trọng hàng đầu để giúp cư dân của thành phố sinh thái thích ứng với môi trường mới của họ và áp dụng lối sống bền vững hơn.

 

Chìa khóa cho sự thành công lâu dài của thành phố sinh thái nằm ở sự giao tiếp hiệu quả giữa tất cả các bên liên quan tham gia chủ yếu. Ngoài việc lập kế hoạch và xây dựng một thành phố sinh thái, một điều cũng quan trọng là cần nuôi dưỡng một ý thức của cộng đồng giữa các hoạch định (chính quyền địa phương), các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, phương tiện truyền thông và công chúng nói chung. Nuôi dưỡng quan điểm về sự gắn bó và phụ thuộc có khả năng khuyến khích các cá nhân và tổ chức để làm việc cùng nhau và duy trì thành phố sinh thái của họ một cách có trách nhiệm trong thời gian dài.

 

Lịch sử tiến hóa của con người đi theo dấu vết của một loạt các thử nghiệm và sai sót. Tương lai của các thành phố bền vững có thể được tăng cường rất nhiều bằng cách áp dụng bài học kinh nghiệm từ các sai lầm của quá khứ cho các cơ hội trong tương lai.


(Sunil MK)

Ý kiến bạn đọc