(VnMedia) - Mặc dù đã có tốc độ phát triển vượt bậc trong thời gian qua nhưng Việt Nam vẫn đang tiếp tục được kỳ vọng sẽ đạt những “kỳ tích” mới về phát triển Internet trong thời gian tới. Đó là quan điểm được chia sẻ tại Toạ đàm với chủ đề “Tác động của Internet tới sự phát triển của kinh tế Việt
Phát biểu tại buổi toạ đàm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho hay, khoảng 5 - 10 năm trước đây Internet là công nghệ mới, 5 năm sau coi Internet là công cụ giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Nay Internet được xác định là cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia, không chỉ mang lại lợi nhuận trực tiếp cho quốc gia mà còn đảm bảo sự phát triển của đất nước, tạo điều kiện cho mọi ngành nghề, lĩnh vực kinh tế xã hội phát triển.
Nói cách khác, theo Thứ trưởng, Internet là hạ tầng quan trọng cho sự phát triển của đất nước, giống như hạ tầng điện nước, giao thông… Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng dự thảo Nghị định thay thế cho Nghị định 97 trước đây. “Chính phủ và Thông tin và Truyền thông khi xây dựng chính sách luôn xác định mục tiêu cuối cùng là phải làm cho Internet ngày càng phát triển, đem lại lợi ích ngày càng lớn cho đất nước và người dân” - Thứ trưởng Lê Nam Thắng khẳng định.
Với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, ông Vũ Hoàng Liên đã đưa ra đánh giá, liên tục trong những năm qua, Internet đã phát triển nhanh chóng tại Việt Nam với hơn 30 triệu người dùng Internet trên tổng số gần 90 triệu người dân. Sự phát triển bùng nổ của lĩnh vực viễn thông và CNTT của Việt Nam trong vài năm trở lại đây cũng cho thấy lĩnh vực này là một hướng đi mới, đầy triển vọng tạo nên sự đột phá để đưa nền kinh tế của Việt Nam vươn ra thế giới.
Tuy nhiên, theo ông Liên, cho tới thời điểm này, vấn đề phát triển Internet nông thôn vẫn đang là bài toán khó giải. Ở Việt
Theo ông Liên, để thúc đẩy phát triển Internet, quan trọng là cơ quan Nhà nước có định hướng kích cầu, chương trình tác động nhanh hơn. Các cơ quan quản lý Nhà nước cùng các tổ chức, doanh nghiệp cần có chương trình đưa nhiều nội dung tốt cho cộng đồng người dùng Internet.
Trên Internet hiện có quá nhiều thông tin nhưng thiếu sự hỗ trợ tiếp cận thuận lợi tới những thông tin có ích. Cách tiếp cận thông tin cần phải hấp dẫn hơn, tránh để người dùng dễ sa vào những nội dung số kém hiệu quả như game. Rất cần có tổ chức, biện pháp đưa nội dung thông tin số vào cuộc sống.
Tại hội thảo, Công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey&Company cũng đã công bố kết quả khảo sát trong báo cáo “Trực tuyến và xu hướng sắp tới: Tác động của Internet đối với các quốc gia đang lên”. Báo cáo được McKinsey đã tiến hành nghiên cứu tại 30 nước, trong đó có Việt
Kết quả khảo sát tại thị trường Việt
Ông Shaowei Ying, Phó giám đốc văn phòng Singapore, Công ty McKinsey&Company đánh giá,thương mại điện tử ở Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển, tuy nhiên thị trường này vẫn chưa được đầu tư khai thác đúng mức. Hơn một phần ba người sử dụng Internet tại Việt
Mặc dù đã có được tốc độ phát triển vượt bậc trong thời gian qua nhưng Việt Nam vẫn đang tiếp tục kỳ vọng sẽ đạt được những “kỳ tích” mới về phát triển Internet trong thời gian tới. Đây sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt
Theo Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ tháng 9/2010, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2015: cơ bản hoàn thành mạng băng rộng đến các xã, phường trên cả nước, kết nối Internet đến tất cả các trường học; phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 85% dân cư; Việt Nam nằm trong số 65 nước trong bảng xếp hạng của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU).
Đến năm 2020: hoàn thiện mạng băng rộng đến hầu hết số thôn, bản; phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 95% dân cư; Việt Nam nằm trong số 55 nước trong bảng xếp hạng của ITU (thuộc nhóm 1/3 nước dẫn đầu).
Về phổ cập thông tin, Đề án cũng đặt mục tiêu đến năm 2015: 20 - 30% số hộ gia đình trên cả nước có máy tính và truy cập Internet băng rộng; đến năm 2020: hầu hết các hộ gia đình trên cả nước sử dụng các dịch vụ số; 50 - 60% số hộ gia đình trên cả nước có máy tính và truy cập Internet băng rộng, trong đó 25 - 30% truy nhập băng rộng sử dụng cáp quang.
|
Ý kiến bạn đọc