(VnMedia) - Nước là một phần không thể thiếu của cuộc sống và hiện nay, các nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và phát minh ra một số thiết bị tạo ra năng lượng từ nước. Tuy nhiên, làm thế nào để biến nước thành năng lượng đang được xã hội quan tâm. Chương trình giao lưu trực tuyến "Biến nước thành năng lượng: Tại sao không?" sẽ giải đáp xung quanh vấn đề này. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi tại đây.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng việc khai thác nguồn năng lượng từ nước là phi thực tế. Có rất nhiều thắc mắc của các nhà khoa học xung quanh vấn đề này và không phải ai cũng biết đến phát minh thiết bị tạo ra năng lượng từ nước. Tuy nhiên, câu chuyện tạo năng lượng từ nước càng trở nên nóng bỏng hơn khi hồi đầu tháng 3 vừa rồi, Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và khai thác, khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đã trình diễn phát minh biến nước thành điện giá rẻ trước Hội đồng các nhà khoa học quốc gia.
Sự kiện này đã gây "chấn động" không chỉ cộng đồng các nhà khoa học và cả nhiều người dân quan tâm tới việc khai thác được năng lượng từ nước với giá rẻ. Báo điện tử VnMedia đã có một loạt bài về chuyên đề "biến nước thành năng lượng" và đã thu hút được rất đông độc giả VnMedia trong thời gian vừa qua.
Cụ thể, bài "Thực hư phát minh mới khiến EVN hết "chảnh" đề cập tới phát minh biến nước thành điện chỉ bằng một chất xúc tác bí mật, giá rẻ của Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê. Theo đó, chỉ cần bỏ chất xúc tác này vào bình đựng nước, nước sẽ sôi lên sùng sục vì giải phóng Hydro, rồi khí Hydro đó được dẫn sang bộ xử lý để biến thành dòng điện và làm bật sáng ngọn đèn 50W.
Nếu thực sự có thể tạo điện từ nước với giá rẻ theo phương pháp của Tiến sĩ Khê thì đây là một sự kiến chấn động không chỉ giới công nghệ Việt Nam và cả với thế giới. Bài 2, VnMedia đề cập tới các phương pháp tạo năng lượng điện từ nước trên thế giới để bạn đọc hiểu hơn về khả năng khai thác nguồn năng lượng cực lớn này từ nước.
Không chỉ Tiến sĩ Khê đề cập tới cách khai thác năng lượng từ nước, một vị kỹ sư già ở Hải Phòng - ông Vũ Hồng Khánh cũng đã bắt tay vào việc tách hydro từ nước để tạo thành chất đốt thay thế than hay xăng. Theo ông Khánh, nếu công nghệ của ông được chuyển giao cho các đối tác tiềm năng để thương mại hóa thì có thể chạy ôtô từ Hải Phòng lên Hà Nội chỉ mất có ...1 lit nước (Bài 3: Ôtô đi Hà Nội- Hải Phòng bằng 1 lít nước).
Từ thông tin trên, các nhà khoa học Việt Nam đã có ý kiến trái chiều về việc biến nước thành điện hay năng lượng. Bài 4: "Động trời" phát minh biến nước lã thành điện đã phản ánh tình hình thực tế của việc khai thác nguồn năng lượng từ nước cũng như sự nhìn nhận của các chuyên gia trong lĩnh vực này. Các chuyên gia đã chia sẻ về tiềm năng thực tế của việc ứng dụng thực tế của các phát minh giống như của Tiến sĩ Khê.
Để giới thiệu kĩ và sâu rộng hơn về các phát minh tạo ra năng lượng từ nước đang xôn xao trong giới khoa học và được rất đông độc giả Báo điện tử VnMedia quan tâm, Báo điện tử VnMedia (vnmedia.vn), Kênh truyền thông LifeTV (lifetv.vn) phối hợp với Chương trình Đổi mới Sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP), tổ chức buổi giao lưu truyền hình trực tuyến với chủ đề “Biến nước thành năng lượng: Tại sao không?” từ 9h30 đến 11h30 ngày thứ 4 (25/4) tại Phòng hội thảo, Khách sạn Vườn Thủ Đô (số 4 Hoàng Ngọc Phách, Đống Đa, Hà Nội).
Chương trình có sự tham gia trực tiếp của nhà khoa học, chuyên gia về lĩnh vực năng lượng từ nước:
Với chương trình truyền hình trực tuyến này, Báo điện tử VnMedia và Lifetv hy vọng người dân có thể tiếp cận gần hơn với khoa học, đặc biệt là các ý tưởng, phát minh phục vụ chính cuộc sống của mình.
Chương trình sẽ gồm hai phần: Phần 1: Truyền hình trực tuyến buổi giao lưu trên lifetv.vn và Báo điện tử VnMedia (9h30-10h30) và phần 2: Giao lưu trực tuyến trả lời các câu hỏi của độc giả ngay sau chương trình truyền hình trực tuyến diễn ra trên trang http://www.vnmedia.vn/ (10h30-11h30). Từ bây giờ, độc giả có thể gửi trực tiếp câu hỏi giao lưu tại đây và theo dõi trực tiếp trên website lifetv.vn và http://www.vnmedia.vn/ từ 9h30-11h30 ngày thứ 4 (25/4/2012).
Ý kiến bạn đọc