(VnMedia) - Dù còn phải trải qua nhiều quy trình thực hiện, tuy nhiên, theo các khách mời tham gia Chương trình giao lưu truyền hình trực tuyến “Biến nước thành năng lượng: Tại sao không?” trên báo điện tử VnMedia (www.vnmedia.vn), Kênh truyền thông LifeTV (lifetv.vn) sáng nay đều cho rằng, biến nước thành năng lượng sẽ trở thành hiện thực.
>> Chuyên đề: Biến nước thành năng lượng
Nhiều người nghĩ rằng việc khai thác nguồn năng lượng từ nước là phi thực tế nhưng trên thế giới và tại Việt Nam cũng đã có những người làm được việc đó, cho dù chỉ mới dừng lại ở mô hình hoặc đã áp dụng thực tế nhưng với khả năng hạn chế. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thắc mắc của các nhà khoa học xung quanh vấn đề này và không phải ai cũng biết đến phát minh tạo ra năng lượng từ nước.
Để giúp giới thiệu kĩ và sâu rộng hơn về các phát minh tạo ra năng lượng từ nước đang xôn xao trong giới khoa học và được rất đông độc giả Báo điện tử VnMedia quan tâm, Báo điện tử VnMedia (vnmedia.vn), Kênh truyền thông LifeTV (lifetv.vn) phối hợp với Chương trình Đổi mới Sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP), tổ chức giao lưu truyền hình trực tuyến với chủ đề “Biến nước thành năng lượng: Tại sao không?” từ 9h30 đến 11h30 ngày thứ 4 (25/4) tại Phòng hội thảo, Khách sạn Vườn Thủ Đô (số 4 Hoàng Ngọc Phách, Đống Đa, Hà Nội).
Buổi giao lưu truyền hình trực tuyến có sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia về lĩnh vực năng lượng từ nước - GS.TSKH Nguyễn Đức Hùng (Viện Hoá học Vật liệu - Viện KHCNVN), Tiến sĩ tại Đức về xúc tác điện hóa; Tiến sĩ Doãn Hà Thắng - chuyên gia hàng đầu về vật lý plasma, chuyên về vấn đề nghiên cứu tách nước, Tiến sĩ Chu Văn Thắng - chuyên gia dự án đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP).
Khác với các buổi giao lưu trực tuyến mà chúng ta vẫn thường thấy trên các báo điện tử, chương trình giao lưu “Biến nước thành năng lượng: tại sao không?” được tổ chức theo một hình thức mới: truyền hình trực tiếp. Buổi truyền hình trực tiếp này sử dụng công nghệ Video Platform của Lifetv và được truyền dẫn thử nghiệm bằng mạng không dây 4G của VNPT. Bạn đọc có thể xem truyền hình trực tuyến giao lưu tại trang chủ báo điện tử VnMedia tại địa chỉ www.vnmedia.vn.
Trong thời lượng 1 tiếng của chương trình truyền hình trực tiếp đã không thể giải đáp hết thắc mắc của các bạn, vì vậy từ 10h30 đến 11h30, các chuyên gia tiếp tục trả lời trực tuyến các câu hỏi của độc giả trên trang http://www.vnmedia.vn/.
Dưới đây là nội dung của chương trình giao lưu trên Báo điện tử VnMedia:
Ba đại biểu tham gia giao lưu, truyền hình trực tuyến trong chương trình. |
Là một chuyên gia đánh giá các dự án của IPP, ông đánh giá khả năng thương mại hóa của các ý tưởng phát minh tạo ra năng lượng của TS. Nguyễn Chánh Khê và ông Vũ Hồng Khánh như thế nào?
TS Chu Văn Thắng: Sau khi tiến sĩ Khê công bố và tôi có gặp một số nhà khoa học trong Tp.HCM, xét về mức độ cần thiết, đây là vấn đề quan trọng. Năm 2003, tổng thống Bush đã sáng kiến tạo năng lượng từ hydro, sau sáng kiến đó trên thế giới nói đến sản sinh năng lượng từ hydro và đến một lúc nào đó nguồn nhiên liệu hóa thạch ít đi và sau đó là nguồn năng lượng nào thay thế.
Theo tính toán 2015-2020 chúng ta phải đối mặt với nguy cơ an ninh năng lượng tại Việt Nam. Việc thiếu hụt năng lượng sẽ khiến chúng ta phải nhập tới 80 triệu năng lượng nên Nhà nước đã tính tới chuyện xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, tăng thủy điện. Qua trao đổi với các chuyên gia tôi thấy việc tìm ra nguồn năng lượng mới như hydro đóng góp rất lớn cho sự phát triển nguồn năng lượng của chúng ta tại Việt
Việc ứng dụng hydro vào xe hơi thì Nhật đã áp dụng thử nghiệm, ban đầu nhiều người nghĩ rằng lấy hydro từ tách nước nhưng lại không kinh tế, nếu để ở dạng hydro lỏng thì giá cao và nghĩ tới việc dùng hydro ở dạng khí nén. Nhưng vấn đề là giá thành tốn (250.000USD/1 xe), nếu tiếp nhiên liệu thì xây dựng trạm rất tốn kém.
Trên thế giới việc sử dụng hydro tăng năng lượng cũng đã gần với thực tế nhưng ở Việt
Phi Hùng - Nam, 32 tuổi, Hà nội hỏi: Xin cho hỏi là tại sao một "phát minh" nghe "long trời lở đất" như thế này mà các nhà khoa học có vẻ như vẫn rất bàng quan, liệu có vấn đề gì cần làm rõ hơn nữa để mọi người hiểu hơn không ah?
GS.TSKH Nguyễn Đức Hùng. Ảnh: Ngọc Lân |
Văn Mỹ -
TS. Doãn Hà Thắng : Việc tạo hydro lỏng về nguyên tắc rất đơn giản. Trong phòng thí nghiệm phản ứng nhiệt hạch chúng tôi phải đông lạnh hydro thành những viên đá để bắn vào trong lò phản ứng. Tuy nhiên, nếu tính về hiệu quả kinh tế hiện tại, câu trả lời vẫn là chưa.
Tường Vy - Nu, 40 tuổi, tuongvy01@gmail.com hỏi: Nếu tạo được điện từ nước lã thật thì liệu có ảnh hưởng tới EVN hay không? Và như thế thì quả là tuyệt khi nhà nước không phải tốn kém nhiều cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới điện chằng chịt như hiện nay? Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
TS. Doãn Hà Thắng: Một chén nước chè giá hiện tại là 2.000 đồng. Như vậy một lít nước chè đắt hơn một lít xăng rất nhiều, trong khi công nghệ lọc hoá dầu đòi hỏi sự đầu tư rất lớn. Theo tôi, câu hỏi của bạn chính là câu trả lời.
Khải Vân -Nu, 19 tuổi, Thái Bình hỏi: Tôi nghe nói việc tách hydro từ nước chẳng có gì khó khăn nhưng việc tạo ra hydro lỏng mới là vấn đề lớn và trên thế giới cũng rất khó khăn để tạo ra được hydro lỏng và giá thành rất đắt. Ông nghĩ sao việc về thông tin này?
GS.TSKH Nguyễn Đức Hùng: Tạo hydro lỏng bằng hạ thấp nhiệt độ và việc hạ thấp nhiệt độ sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng. thế giới vẫn làm việc này khi cần như tạo hydro cho các con tàu vũ trụ, chính vì thế lĩnh vực này luôn luôn tốn kém.
Hoàng Lâm - Nam, 33 tuổi, Hà Nội hỏi: IPP thường xuyên hỗ trợ các giải pháp có tính ứng dụng cao trong thực tiễn, hiện tại Việt Nam có phương pháp nào tách hydro từ nước đã áp dụng vào thực tế hay chưa? Tình hình này trên thế giới thì sao?
TS Chu Văn Thắng. Ảnh: Ngọc Lân |
Nguyệt Hằng - Nữ, 36 tuổi, nguyethang@yahoo.com hỏi: Đây là ý tưởng độc đáo, khá ấn tượng và nếu áp dụng chắc chắn nhiều người dân sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, đề án này có phải chỉ vẽ ra cho vui và liêu có thể ứng dụng trong nước?
TS. Doãn Hà Thắng: Các nhà quản lý luôn theo dõi việc phát triển các hướng khoa học công nghệ. Quy trình quản lý của nhà nước sẽ ngày càng chặt chẽ. Những đóng góp thực sự và xứng đáng sẽ được nhà nước quan tâm thích đáng.
Bách Đinh - Nam, Linh Đàm, Hà Nội hỏi: xin hỏi cả 3 diễn giả, kiểm soát nguồn năng lượng từ nước là khát khao của toàn thế giới. Ai kiểm soát hiệu quả sẽ được coi là "người quyền lực" nhất thế giới. Nếu các nhà khoa học của Việt
TS. Doãn Hà Thắng : Xin trả lời ngược từ câu hỏi dưới. Trong thực tế hai nhóm nghiên cứu này đều đã và đang xin tài trợ của nhà nước. Để làm được việc này, thì các nhà nghiên cứu cần phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu mà tôi vẫn nói là trình bày khoa học. Không làm được điều này thì không thể xin được tài trợ. Những trình bày này không thể gọi là tiết lộ bí mật vì nếu thế khoa học thế giới đã không thể phát triển trong bao nhiêu năm nay.
Vũ Mỹ - Nam, 35 tuổi, Bắc Ninh hỏi: Vừa rồi đọc chuyên đề trên VnMedia về chuyên gia Khánh ở Hải Phòng có thể dùng 1 lít nước để chạy xe từ hải phòng lên Hà Nội. Ông thấy mô hình này có thực tế không? Nếu ông Khánh liên hệ với IPP để xin tài trợ thương mại hóa mô hình này, liệu IPP thấy thế nào?
TS.
Cần nhấn mạnh rằng, nếu dùng hydro để chạy xe thì phải thiết kế lại xe chạy hydro chứ không giống xe chạy xăng và tính an toàn vì dùng khí hydro để chạy xe dễ gây cháy nổ. Nếu ông Khánh tiếp cận IPP thì vẫn khó khăn vì những khả thi về mặt công nghệ vẫn chưa vượt qua được. Mục tiêu của IPP không chỉ phát minh, sáng tạo ra một cái gì mới mà khả năng để thương mại hóa sáng chế đó trong thực tiễn.
Lý Việt Hà - Nu, 30 tuổi, Cầu Giấy - Hà Nội hỏi: Nếu tôi không nhầm thì IPP là đơn vị hỗ trợ cho các dự án, giái pháp có tính ứng dụng thiết thực cao vào đời sống xã hội, xin ông cho biết trong thời gian tới, IPP sẽ hỗ trợ những dự án nào và cách để người dân,các nhà khoa học tiếp cận được nguồn vốn từ IPP?
TS.
Hải Vân -
TS.
Hoàng Thị Nhàn - Nữ, Cầu Giấy hỏi: Tôi rất mong phát minh này nhanh chóng thành hiện thực. Xin hỏi Giáo sư liệu phải mất bao lâu để phát minh này có thể được áp dụng được ở nước ta?
GS.TSKH Nguyễn Đức Hùng : Trước hết phải được kiểm chứng bằng các cơ quan chức năng về sự đúng đắn, cũng như tính khả thi và hiệu quả kinh tế. Nếu thiếu những điều này thì khó có thể trở thành hiện thực.
Hiền Mai - Nu, 33 tuổi, Hà Nội hỏi: Theo tôi, phát ngôn của ông Nguyễn Chánh Khê chỉ là để gây sốc, ông có nghĩ như vậy?
TS.
Loan Nguyễn - Nu, 38 tuổi, Đống Đa, Hà Nội hỏi: Với kinh nghiệm của ông, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải làm gì khi kte gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Đã có rất nhiều dn phá sản mà chủ yếu liên quan tới thiếu vốn và khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Xin hỏi nếu xin hỗ trợ từ IPP thì có những loại hỗ trợ nào mà IPP có thể giúp doanh nghiệp chúng tôi? Về mặt hỗ trợ ngân sách trực tiếp thì IPP có thể hỗ trợ tối đa được bao nhiêu? Cảm ơn ông
TS.
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay về vốn, nếu bản thân doanh nghiệp của bạn thiếu vốn để vận hành hằng ngày thì IPP không phải là giải pháp, trong bối cảnh này các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên quan tâm tới việc thúc đẩy hoạt động đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp vì đây chính là chìa khóa để tạo ra các sản phẩm mới, dịch vụ mới mà khách hàng cần. Qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
IPP sẽ không hỗ trợ việc mua sắm trang thiết bị hay chi phí, vốn lưu động để vận hành. IPP chủ yếu nhắm tới việc chuyển giao kiến thức, đào tạo đổi mới quy trình,... Ngân sách hỗ trợ phải tùy theo nhu càu thực tế, nếu bạn quan tâm liên hệ trực tiếp với IPP để biết thêm vì còn phải dựa vào việc IPP đánh giá nhu cầu thực tế.
TS. Doãn Hà Thắng. Ảnh: Ngọc Lân |
TS. Doãn Hà Thắng : Theo tôi biết thì hiện tại là không.
Vân Khanh - Nu, khanhnguyen@yahoo.com hỏi: Xin ông cho biết tác dụng của việc lấy Hydro từ nước? Điều đó có gì mới mẻ mà các nhà khoa học nói đến nhiều thế?
TS. Doãn Hà Thắng : Bạn nói đúng, điều này không mới. Chúng ta có thể tra cứu rất nhiều trên các kênh thông tin đại chúng hoặc các nguồn tin khoa học công nghệ. Cái mà mọi người quan tâm ở đây là tiêu đề đầu tiên là máy phát điện chạy bằng nước lã. Nay thì một phần của công việc này đã được chứng thực rằng cần có sự tham gia của phản ứng hoá học và vật liệu hoá chất khác.
Nguyên - Nu, 33 tuổi, Lê Duẩn - Hà Nội hỏi: Điện được tạo ra từ nước có vẻ không mới. Nhưng nước mà tạo ra xăng thì tôi nghĩ đó là điều khó. Ông có nghĩ vậy?
TS. Doãn Hà Thắng : Tôi trả lời chính xác là nước tạo bởi nguyên tử hydro và oxy, xăng là carbua hydro. Khi muốn dùng nước để tạo ra xăng, bắt buộc chúng ta phải thêm cácbon để tạo ra xăng. Bên cạnh đó, sẽ phải dùng năng lượng cho quá trình chuyển đổi này. Tôi nghĩ năng lượng đầu vào sẽ lớn hơn năng lượng đầu ra.
Nguyễn Lê - Nu, 26 tuổi, hỏi: Là người nghiên cứu lâu năm, chắc hẳn ông phải biết tới nhiều công trình của thế giới. Trên thế giới, đã có công trình nào biến nước thành xăng chưa ông? Liệu điều đó là có thể?
GS.TSKH Nguyễn Đức Hùng : Trên mạng thỉnh thoảng cũng có những thông tin dạng tương tự, nhưng bản chất rõ hơn của những thông tin này vẫn là tác dụng với nước tạo thành hyddro và dùng hydro để sản xuất điện qua pin nhiên liệu.
Nguyễn Đức Cường -
TS. Doãn Hà Thắng : Về nguyên tắc, cũng như các khí dễ cháy nổ khác, khi hydro tác dụng với oxy theo một tỷ lệ nhất định thì sẽ gây cháy nổ. Tuy nhiên, bạn thấy là các bình gas vẫn được chở bằng xe ôm khắp đường phố. Bạn có thể yên tâm về vấn đề này.
Mai Lan, Nữ (hỏi TS. Doãn Hà Thắng): Là một chuyên gia chuyên nghiên cứu về vấn đề tách nước, ông có thể chia sẻ kinh nghiệm của phương pháp biến nước thành năng lượng. Phương pháp này có khả thi hay không?
TS Doãn Hà Thắng: Quy trình phát triển của một công nghệ là nhà khoa học nhận các yêu cầu từ nhà quản lý và xã hội, sau đó thực hiện và chuyển cho bên sản xuất, sau đó bên sản xuất chuyển cho bên thương mại và đưa ra thị trường. Thị trường sẽ tiêu dùng và có những phản hồi lại với nhà khoa học để tiếp tục cải tiến sản phẩm.
Một nghiên cứu khoa học có 3 yếu tố trong đó khía cạnh khoa học chỉ là bước đầu tiên và người ta gọi đó là ý tưởng. Nếu là ý tưởng thì phải mới. Tại Việt
Hiện tại công nghệ hydro ở Việt
Trên thế giới đang có xu hướng dùng năng lượng cộng hưởng để tách hydro ra khỏi nước. Tôi nghĩ cách làm này khả thi hơn là những cách khác. Nhiều nhà khoa học ngại tham gia nhận xét về chủ đề này vì có thể họ sợ đụng chạm, nhưng giờ đã làm năm 2012, tôi nghĩ chúng ta không nên ngần ngại gì nữa. Tôi nghĩ các nhà khoa học Việt
Kim Thoa, Nữ (hỏi TS. Doãn Hà Thắng): Hình như bất cứ nhà khoa học nào đều có thể biến nước thành năng lượng trong phòng thí nghiệm nhưng có vẻ tính thực tế không cao. Ông có thể cho biết hiệu quả của phương pháp này là bao nhiêu phần trăm và các nhà khoa học Việt
TS. Doãn Hà Thắng: Khi xem những nghiên cứu này tôi thấy có 2 vấn đề: Trên phương tiện thông tin đại chúng đã có quá nhiều những phát minh như thế này từ 200 năm qua. Câu chuyện tìm ra hòn đá phù thuỷ để biến nước thành năng lượng là một bài toán đặt ra từ lâu nhưng chưa tìm được lời giải đáp.
Những báo cáo khoa học cần phải theo form nhất định. Cả hai báo cáo tôi thấy đều thiếu định dạng khoa học và khi thiếu định dạng khoa học thì rất khó để phản biện.
Mặc dù số lượng câu hỏi độc giả gửi tới báo điện tử VnMedia còn rất nhiều, song thời gian giao lưu đã hết, chúng tôi sẽ chuyển những câu hỏi mà độc giả quan tâm tới các khách mời để có thể trả lời trong thời gian sớm nhất.
Ý kiến bạn đọc