8 bệnh “di truyền” từ đồ Hi-tech

19:28, 01/04/2012
|

Dưới đây là 8 chứng bệnh liên quan tới công nghệ rất khó phát hiện mặc dù khá phổ biến: Ảo giác chuyển động, phản xạ “Undo”, gù lưng vì tablet..

 

Các nhà nhân chủng học đã phát hiện ra rằng có những chứng bệnh kỳ lạ đã bắt đầu xuất hiện trong thế giới hiện đại. Trong khi máy móc giúp giải phóng con người khỏi những công việc nặng nhọc và tăng khả năng tiếp cận tri thức, cuộc sống hiện đại cũng chứa đựng nhiều thứ gây cản trở việc phát triển trí tuệ và thể lực.

 

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu 8 căn bệnh liên quan tới công nghệ rất dễ mắc phải, và nghiêm trọng hơn, đôi khi bệnh nhân khó ý thức được là mình đã mắc phải chứng bệnh này.

 

1. Mắt bị ảo giác chuyển động

 

Ảnh minh họa


Triệu chứng này thường xuất hiện khi bạn xem một video có hình ảnh liên tục chuyển động từ phải sang trái. Kết quả là mắt bạn sẽ quen với hướng chuyển động này, và khi hình ảnh dừng lại, bạn vẫn tiếp tục đảo mắt về bên phải. Hiện tượng này cũng thường xảy ra khi bạn xoay tròn tại chỗ.

 

Chứng ảo giác này không gây ra hậu quả ngay lập tức, nhưng về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới thị giác, làm bạn cảm thấy đau đầu, chóng mặt, đặc biệt đối với những người thường xuyên chơi game chuyển động.

 

2. Tổn thương ngón tay vì màn hình cảm ứng


Ảnh minh họa

 

Ngón tay trỏ của bạn dễ dàng bị kích thích khi bị dùng quá nhiều để điều khiển màn hình cảm ứng trên smartphone, tablet. Các triệu chứng thường gặp: tê, tấy đỏ, đau nhức, và trong các ca nghiêm trọng có thể bị phồng rộp.

 

Hầu hết các triệu trứng trên thường xuất hiện vào những ngày đầu tiên làm quen với thiết bị - khoảng thời gian mà người dùng hào hứng khám phá sản phẩm nhất.

 

3. Chuột rút vì máy chơi game

 

Ảnh minh họa


Bạn có thể mắc phải chứng chuột rút đau đớn trên bàn tay và ngón tay nếu cầm nắm và điều khiển máy chơi game (game controller) liên tục trong một thời gian dài. Không có cách điều trị cụ thể, ngoại trừ lời khuyên là bạn nên chơi game một cách điều độ, đứng dậy nghỉ ngơi và vận động sau khoảng 1 tiếng chơi game.

 

4. Gù lưng vì máy tính bảng


Ảnh minh họa

 

Tư thế sử dụng máy tính bảng phổ biến nhất là khom lưng, cúi đầu – một số người ví tư thế này với hình dáng của một bào thai trong bụng mẹ. Việc duy trì trạng thái này trong thời gian dài có thể gây ra bệnh gù lưng, đau lưng, đau cổ và thậm chí là chứng đau nửa đầu.

 

Cách tốt nhất là điều chỉnh tư thế sử dụng máy tính bảng, hoặc tối thiểu là thư giãn sau khoảng 1 tiếng sử dụng thiết bị. Một số nhà vật lý trị liệu đã gợi ý bài tập dựa lưng thẳng vào tường, kéo cằm ra phía trước để cho giãn gân cốt và cơ bắp.

 

5. Chấn thương vì máy chơi game bằng chuyển động


Ảnh minh họa

 

Tương tự như chứng đau cổ tay vì chơi quần vợt, người dùng máy chơi game Wii – game controller điều khiển bằng chuyển động của Nintendo - dễ có biểu hiện viêm gân, đau ở cánh tay (đặc biệt là xung quanh khuỷu tay).

 

Hiện tượng này thường xuất hiện ở những người dùng máy Wii để chơi tennis hoặc các trò yêu cầu vận động mạnh cánh tay. Có lẽ Nintendo cần nhanh chóng nghiên ứng dụng kiểm tra sức khỏe cho người chơi dùng game controller.

 

6. Phản xạ “undo”


Ảnh minh họa

 

Hầu hết các chương trình phần mềm đều ghi lại quá trình soạn thảo và chỉnh sửa tài liệu của người dùng, từ đó cho phép bạn hủy bỏ những thao tác gần nhất bằng cách thực hiện lệnh “undo” (nhấn tổ hợp phím Ctrl+Z).

 

Đã bao giờ bạn bị thói quen “undo” gây ảnh hưởng ngoài đời thật? Ví dụ như, khi điền sai thông tin vào một tờ văn bản, đi sai làn đường giao thông, nhỡ miệng phát ngôn trong lúc tức giận bạn vô thức định nhấn “undo” để đảo ngược tình thế.

 

7. Ảo tưởng vì thiết bị cảm ứng


Ảnh minh họa

 

Hội chứng này dễ xuất hiện ở những người sử dụng màn hình cảm ứng quá nhiều, để rồi khi sử dụng các thiết bị có màn hình không cảm ứng, họ vẫn có xu hướng giơ ngón tay trỏ lên để vuốt, quẹt, nhấn..

 

8. Phát cuồng vì thương hiệu


Ảnh minh họa

 

Thí nghiệm lâm sàng cho thấy việc tiếp xúc quá nhiều với các thông điệp quảng cáo như của Apple có thể dẫn tới chứng bệnh phát cuồng vì thương hiệu.

 

Bạn mong mỏi được trải nghiệm các tính năng mới của iPhone và iPad, tham gia xếp hàng chờ mua sản phẩm mới, để rồi nếu không đạt được mục đích, người ta dễ dàng rơi vào trạng thái hối tiếc, thất vọng, hụt hẫng và thậm chí là bực tức.

 

Triệu chứng này rất dễ mắc phải và không có phương pháp phòng tránh vì bản chất con người luôn có ham muốn điều mới lạ.


pcworld.com.vn

Ý kiến bạn đọc