Những lý do khiến Windows 8 thất bại

21:02, 20/02/2012
|

(VnMedia) - Windows 8 được coi là một tiêu điểm trong làng công nghệ năm nay và là bước đi đầy tham vọng của Microsoft khi muốn lặp lại thành công chói lọi của Windows 95. Tuy nhiên có nhiều lý do khiến các chuyên gia lo lắng cho số phận của Windows 8.

1. Cảm ứng dở hơi

Microsoft đã tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để tạo ra Windows 8 - hệ điều hành hỗ trợ cảm ứng nhưng người dùng vẫn có thể sử dụng bàn phím và chuột. Hệ điều hành này có chức năng quan trọng như Start Screen và các ứng dụng tích hợp sẵn được chỉnh sửa lại rất nhiều để người dùng có thể làm việc với cả ngón tay và con trỏ chuột như hiện nay.

Nhưng dường như Microsoft đang đánh cược rằng, cảm ứng (máy tính bảng) sẽ là tính năng then chốt trong Windows 8 và đặt niềm tin quá lớn vào một loại thiết bị như iPad. Điều này thực sự đáng lo lắng. Máy tính bảng đã có cách đây hơn một thập kỷ với một kiểu dáng/khuôn mẫu duy nhất, thế nhưng mỗi mẫu mới ra mắt đều lại dần "lụi tàn" theo năm tháng.

Trên thực tế, đó là thị trường dành cho iPad nhưng không có nghĩa là một thị trường rộng mở cho máy tính bảng nói chung. Điển hình như sự thành công vang dội của dòng máy nghe nhạc iPod. Nhiều công ty thấy iPad quá thành công và nghĩ sẽ có một thị trường rộng mở hơn cho máy nghe nhạc MP3. Tuy nhiên, nhiều công ty đã mất rất nhiều tiền để theo đuổi một thị trường tàn lụi. Đó chỉ là một câu chuyện cảnh báo.

Mặt khác, các nhà sản xuất thiết bị gốc rất khó để kết hợp thêm cảm ứng trên máy tính để bàn và latpop vì chi phí. Có thể, họ sẽ phân chia giữa hệ thống có bàn phím/chuột rẻ tiền hơn và hệ thống cảm ứng đắt hơn nhưng vấn đề là OEM sẽ mất nhiều thời gian để chuyển sang các hệ thống cao cấp.

2. Nhầm lẫn phần cứng

Hệ điều hành Windows 8 sẽ hỗ trợ phần cứng ARM và Microsoft từng nói rằng, các máy tính dùng phần cứng ARM sẽ được đề nhãn hiệu rõ ràng để người dùng không bị nhầm lẫn với Windows 8 trên nền tảng x86/64. Tuy nhiên, liệu hai phiên bản Windows khác nhau giống nhau chức năng trên hai nền tảng phần cứng khác nhau có gây ra nhầm lẫn cho người dùng. Giống như phiên bản 32 bit và 64 bit đã gây nhầm lẫn cho người dùng kể từ phiên bản Windows XP.

3. Thị trường PC sụp đổ

Thị trường PC đang chịu nhiều sức ép cạnh tranh từ các thiết bị tính toán khác như smartphone và máy tính bảng. Trong khi phân khúc này không bị xóa tan ngay lập tức nhưng chúng đang mất dần thị phần. Điều đó đồng nghĩa rằng, khi doanh số bán PC sụt giảm sẽ kéo theo số lượng Windows bán ra cũng giảm theo.

Do đó, vấn đề lớn nhất với PC hiện nay là trông chúng không hấp dẫn. Thậm chí dòng PC mới như ultrabook về cơ bản là PC và người tiêu dùng đủ thông minh để nhận ra điều đó (nhưng họ vẫn không đủ thông minh để biết được sự khác nhau giữa các phiên bản Windows). Có rất nhiều tính năng mới, nổi bật và khêu gợi được vẽ ra trong mắt người tiêu dùng, nhưng đáng tiếc cho Microsoft, rất nhiều tính năng của Windows 8 đã có trong Android hoặc iOS.

4. Hệ sinh thái ứng dụng App cũng là vấn đề

Để một nền tảng có thể phát triển và thành công thì cần có hệ sinh thái ứng dụng phát triển mạnh. iOS và Android là những ví dụ điển hình đó. Các nền tảng không có hệ sinh thái “đỡ lưng” sẽ gặp thất bại. Điển hình như máy tính bảng TouchPad của HP.

Microsoft đã nhấn mạnh rất nhiều vào khả năng của Windows 8 để chạy các ứng dụng trên kho ứng dụng Windows Store. Tuy nhiên, ứng dụng dành cho nền tảng ARM lại lấy từ Windows Store. Do đó, nếu Microsoft không tạo ra kho ứng dụng dễ sử dụng như App Store của Apple, Windows 8 có thể bị “chôn vùi”.

Tuy nhiên, một hệ sinh thái ứng dụng còn thành công hơn một kho ứng dụng dễ sử dụng. Người dùng cần ứng dụng và Microsoft đã phát hiện ra rằng, thật khó để thuyết phục các nhà phát triển chuyển sang một nền tảng mới, đặc biệt khi chưa biết rõ nền tảng đó sẽ thành công.

5. Phản ứng của doanh nghiệp

Trong thời buổi doanh nghiệp nào cũng phải "thắt lưng buộc bụng", thì không có lý do nào để họ quẳng hàng đống tiền để đào tạo nhân viên làm quen với một hệ điều hành mới, cho dù chúng có một giao diện người dùng mới và các tiện ích cảm ứng.

Mặt khác, các khách hàng doanh nghiệp không thấy được sức hấp dẫn về cảm ứng trên hệ điều hành này so với nhu cầu thực tế.

Vì vậy, các khách hàng doanh nghiệp sẽ không vội vàng bỏ tiền để thay thế các hệ thống truyền thống sử dụng chuột và bàn phím bằng các hệ thống cảm ứng. Vì vậy, có thể họ sẽ suy nghĩ bỏ qua Windows 8 để chờ đợi Windows 9.


Tuệ Minh - (Theo PCW)

Ý kiến bạn đọc