Những bom tấn công nghệ gây thất vọng lớn cho người dùng

19:21, 28/02/2012
|

(VnMedia) - Đôi khi các công ty công bố những sản phẩm hay công nghệ mới gây “sốc” và tuyên bố đầy kiêu ngạo rằng, chúng sẽ làm thay đổi thế giới công nghệ. Tuy nhiên, một số công nghệ tuyệt vời đó lại bị… xịt ngòi.

Dưới đây là những công nghệ gây nhiều thất vọng trong năm qua:

Trợ lý Siri

Khi giới thiệu ứng dụng trợ giúp bằng giọng nói - Siri, Apple đã nổ rất nhiều về khả năng tuyệt vời của ứng dụng này.

Công ty đã mua lại nhà sản xuất ứng dụng hàng đầu với công nghệ tốt nhất và mất hai năm để hoàn thiện và tích hợp công nghệ. Siri sẽ tạo sự tương tác tuyệt vời giữa người và máy qua giọng nói giống như người thật. Siri đã ra mắt trong sự phô trương ầm ĩ của Apple.

Nhờ đó, người dùng có thể tương tác với iPhone bằng giọng nói để ra lệnh cho điện thoại thực hiện nhiều thao tác. Tuy nhiên, điều tuyệt vời đó chỉ diễn ra trong vài tuần. Sau đó, Siri trở nên không đáng tin cậy. Chúng trả lời người dùng rằng, không thể truy cập máy chủ hoặc không thể xử lý yêu cầu đó ngay bây giờ. Ngay cả các truy vấn thành công cũng mất nhiều thời gian. Nhiều người cho rằng, Siri không hiểu những gì họ nói.

Vì vậy, tưởng rằng Siri hỗ trợ đắc lực cho người dùng nhưng chúng trở nên còn tệ hơn. Theo một cuộc khảo sát của tờ USA Today, một nửa người dùng iPhone 4S không sử dụng Siri. Công nghệ này vẫn ở dạng “beta” (thử nghiệm) và thực sự đã gây thất vọng lớn trong giới công nghệ.

Hệ điều hành webOS

Cách đây chưa đầy 2 năm, HP đã chi 1,2 tỷ USD mua lại công ty sản xuất điện thoại Palm để sở hữu hệ điều hành WebOS. Công nghệ của Palm luôn đầy triển vọng nhưng lại thiếu đi tầm nhìn và không ổn định.

Nhiều người hâm mộ Palm đã vui mừng khi HP mua lại Palm. Cách đây 1 năm, HP đã công bố rằng, hãng sẽ sử dụng nền tảng webOS của Palm trên tất cả các thiết bị di động của HP. Hãng đã công bố hai chiếc điện thoại webOS. Hồi tháng 7, công ty công bố máy tính bảng TouchPad. Tuy nhiên, máy tính bảng này đã thất bại thảm hại trên thị trường.

Tuy nhiên, giao diện webOS vẫn là lý tưởng đối với các máy tính bảng. Nhưng tháng 8, lãnh đạo của HP đã  thay đổi hoàn toàn thái độ với webOS khi tuyên bố sẽ bán lại bộ phận kinh doanh hệ thống cá nhân bao gồm cả phần cứng webOS. Tháng 12, hãng đã phát hành webOS dưới dạng nguồn mở. Nhưng Chủ tịch mới của HP và CEO Meg Whitman cho rằng, nguồn mở của webOS sẽ mất từ 3 tới 4 năm để ra mắt.

Đó là thời gian quá dài, trong khi Google phát triển rất nhanh với tốc độ 750.000 thiết bị Android ra đời mỗi ngày. Gần đây Apple công bố đã bán được 37 triệu iPhone tỏng quý 4 năm ngoái. Tất cả những người dùng Android và iOS mới đang mua ứng dụng và trung thành với nển tảng đó. Do đó, bất cứ điện thoại webOS nào ra đời cũng thực sự là quá muộn.

Với giao diện người dùng đa cảm ứng cực kỳ sáng tạo, webOS có tiềm năng cạnh tranh với iOS và Android nhưng hiện giờ, tương lai của webOS thực sự tối tăm, chậm trễ và thất vọng lớn.

Máy tính bảng 35USD của Ấn Độ

Bộ trưởng phát triển nguồn nhân lực Ấn Độ, Kapil Sibal đã có một công bố gây sốc hồi hè năm 2010. Theo đó, các trường đại học Ấn Độ đã có “đột phá” về phần cứng để cung cấp cho hàng triệu sinh viên máy tính bảng giá cực rẻ – 35USD/1 chiếc.

Tuy nhiên điều đó không bao giờ xảy ra.

Hai tháng sau hạn chót dự án mới chỉ cung cấp 1% số máy tính bảng đã hứa hẹn- khoảng 10.000 chiếc. Chúng không sử dụng pin mặt trời, giá thành cao hơn 35USD và đặc biệt là nghèo nàn để sử dụng.

Công ty sản xuất máy tính bảng phối hợp với Chính phủ Ấn Độ đã phải đầu hàng và chính phủ đang tìm kiếm công ty khác để sản xuất máy tính bảng. Các máy tính bảng Aakash gây thất vọng ghê gớm khi hàng triệu người dân Ấn Độ trông cậy vào thiết bị giá 35USD.

Sạc không dây

Trong vài năm qua, sạc điện không dây hứa hẹn sẽ một cuộc cách mạng cho điện thoại di động. Theo đó, chỉ cần thả điện thoại vào một chiếc thảm đặc biệt, chúng sẽ được sạc đầy pin thông qua một trường điện từ vô hình.

Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một điện thoại sạc pin không dây nào xuất hiện trên thị trường. Chỉ có một hãng lớn duy nhất đi theo xu hướng này là Palm, hãng đã cung cấp trạm sạc pin không dây sáng tạo có tên gọi Touch Stone. Nhưng HP đã “kết liễu” dòng sản phẩm này.

Hai công ty đề xướng ra sạc pin không dây là Duracell và Powermat, đã liên kết để phát triển công nghệ sạc pin không dây. Họ đã cung cấp một loạt sản phẩm dành cho điện thoại tên tuổi như iPhone.

Nhưng cho đến này, các hệ thống sạc pin không dây của các bên thứ ba lại khá cồng kềnh. Do đó, khi tiến tới một sạc pin không dây tiện lợi, người dùng lại mất đi sự tiện lợi của điện thoại nhỏ gọn. Vì vậy, sạc pin không dây đầy hứa hẹn nhưng lại trở nên rất thất vọng.

Công nghệ cảm ứng xúc giác độ nét cao

Trong hai năm qua, một công ty có tên Immersion Corp đã được chứng minh công nghệ xúc giác (Haptic) đáng kinh ngạc. Đó là những hệ thống có thể tạo ra tiếng động và rung chấn nhỏ giúp mang lại cảm giác phản hồi trên các thiết bị ngoại vi và cầm tay.

Phần trình diễn của Immersion liên quan tới game mang lại cảm giác thực tế, và những rung chấn giúp người dùng lướt trên màn hình cảm ứng. Công ty khẳng định rằng, đây là công nghệ xúc giác độ nét cao. Điện thoại di động và máy tính bảng sẽ được ứng dụng công nghệ này.

Tuy nhiên, công nghệ cảm ứng xúc giác hiện vẫn gây thất vọng với người dùng.


Tuệ Minh - (Theo PCW)

Ý kiến bạn đọc