(VnMedia) - Những ngành công nghiệp “hot” nhất hiện nay luôn có khuynh hướng thu hút được những nhân viên tốt nhất và tài năng nhất. Ngành công nghiệp về công nghệ cũng không đứng ngoài vòng xoáy này.
Sau đây là danh sách 10 người tài năng nhấtvới những đóng góp to lớn trong ngành công nghệ thế giới hiện nay.
1. Tim Cook, Apple
Được biết đến với vai trò là giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook đã biến “gã khổng lồ” Apple mà theo nhận xét của tạp chí Fortune “một hệ thống cung cấp phân phối sản xuất đang trong tình trạng vô cùng thảm hại” thành một cỗ máy kiếm tiền như hiện nay. Có thể ông không có tầm nhìn như cố tổng giám đốc Apple Steve Jobs, nhưng ông lại là nhân tài sáng giá nhất mà Apple có được.
2. Jeff Bezos, Amazon
Nhiều học giả đã xem nhà sáng lập kiêm CEO của Amazon như người thừa kế của Steve Iobs về tinh thần. Mặc dù không có khả năng tự quảng cáo sản phẩm như Jobs nhưng ông có tầm nhìn của “thầy phù thủy” Steve Jobs và ông đã sử dụng khả năng đó để chiếm lĩnh thị trường trước khi người ta nhận ra sự tồn tại của chúng.
Amazon đã thống lĩnh thị trường bán sách, bán lẻ trực tuyến, Kindle đã làm được cho ebooks cái điều mà iPod đã làm với âm nhạc. Kindle Fire là máy tính bảng Android có doanh số bán ra khổng lồ và Amazon Prime đã rất phổ biến tại Mỹ.
3. Jonathan Ive, Apple
Một trong những nhà thiết kế có tầm ảnh hưởng và bị bắt chước nhiều nhất trên thế giới. Thậm chí chiếc iMac đầu tiên của ông cũng đã ảnh hưởng đến hình dạng của chiếc lò nướng bánh. Jonathan Ive chịu trách nhiệm về thiết kế phần cứng của tất cả các sản phẩm của Apple cuối những năm 1990: iMac, iPod, iPhone, iPad, MacBook Pro, MacBook Air... Tờ Daily Mail và nhiều tờ báo khác đã gọi Ive là thiên tài thiết kế.
4. Marissa Mayer, Google
Marissa Mayer là một trong những nhà điều hành xuất sắc nhất tại thung lũng Silicon Valley, thành viên trẻ tuổi nhất của hội đồng quản trị Google và là người phụ nữ trẻ nhất xuất hiện trong danh sách “những người phụ nữ quyền lực nhất” do tạp chí Fortune bình chọn hàng năm.
Mayer nổi tiếng vì tài năng phát hiện, tiến hành và cải tiến những ý tưởng sáng tạo và sau nhiều năm trong vai trò của nhà quản lý và thiết kế nhiều sản phẩm của Google. Hiện bà là phó chủ tịch Google chịu trách nhiệm về mảng dịch vụ di động và tìm kiếm của Google.
5. Joichi Ito, MIT
Joichi Ito đang đảm nhiệm khá nhiều vị trí: chủ tịch của Creative Commons, giám đốc MIT Media Lab, thành viên ban quản trị Mozilla, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà hoạt động vì nhân quyền, một trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới do tạp chí Foreign Policy bình chọn.
6. Shigeru Miyamoto, Nintendo
Chưa có ai có thể sách được với những thành tựu mà Shigeru Miyamoto đạt được trong ngành công nghiệp game thế giới. Những game đình đám như Mario, Donkey Kong, The Legend of Zelda, Star Fox, Pikmin và Nintendogs, và ông đã được biết đến như bậc thầy về game, cha đẻ của video game hiện đại.
7. Sheryl Sandberg, Facebook
Sau Mark Zuckerberg: Sandberg được ví như là bộ não của Facebook, khi cô kiểm soát tất cả những hoạt động kinh doanh của công ty này như bán hàng, tiếp thị, phát triển kinh doanh, chính sách cộng đồng và truyền thông. Hay nói cách khác, Mark Zuckerberg là người dựng nên vương quốc này thì Sheryl Sandberg biến Facebook thành nơi thu hút của hàng tỷ thành viên.
8. Gabe Newell, Valve
Gabe Newell là nhà đồng sáng lập của Valve, công ty phát hành các game nổi tiếng như seri Half-Lifes, Team Fortress và Portal. Dịch vụ phân phối game trực tuyến Team đã mang lại cho Valve một khoản lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, mặc dù những thành tựu của Valve đạt được vô cùng ấn tượng nhưng vẫn được các game thủ trên toàn cầu yêu mến.
9. Sundar Pichai, Google
Theo Michael Arrington của tờ TechCrunch, Google đã trả cho Sundar Pichai 10 triệu đô la để giữ chân Sundar Pichai làm việc tại Google thay vì chuyển sang làm việc cho Twitter. Đó có lẽ là một món hời đối với Google, dưới bàn tay của Sundar Pichai Chrome đã phát triển một cách chóng mặt, vượt qua thị phần của Firefox vào cuối năm 2011. Đó thành công vượt bậc chỉ trong thời gian 3 năm.
10. Marc Benioff, Salesforce
Chủ tịch kiêm CEO của Salesforce.com đã từng đoạt nhiều giải thưởng về công nghệ đã tự nhận mình là “một học trò của Steve Jobs". Nhanh chóng nhận ra tiềm năng của điện toán đám mây, Benioffđã tuyên chiến với phần mềm truyền thống và xây dựng một công ty trị giá 16 tỷ USD.
Hiện nay, ông rất quan tâm đến truyền thông xã hội, những công cụ giúp các công ty liên lạc nội bộ, phát hiện khách hàng tiềm năng cũng như các mối đe dọa. Marc Benioff cũng là người đi đầu về một mô hình hoạt động từ thiện được biết đến quy tắc 1/1/1: nhân viên đóng góp 1% lợi nhuận, 1% vốn cổ phần và 1% số giờ làm việc đến cộng đồng địa phương. Các công ty khác như Google cũng đã học theo mô hình này của Benioff.
Ý kiến bạn đọc