Hai mươi năm nữa con người mới thám hiểm sao Hỏa?

10:52, 06/11/2011
|

(VnMedia) - Đối với chuyến bay thực sự trên hành tinh khắc nghiệt là sao Hỏa, nằm cách xa trái đất hàng chục triệu km, ta phải đợi ít nhất hai mươi năm nữa và kèm theo đó là huy động tài chính từ các quốc gia... Đại diện của Phi hành đoàn mô phỏng chuyến du hành lên sao Hỏa, kéo dài khoảng 250 ngày vừa về tới trái đất đã cho biết như vậy.

Phi hành đoàn này gồm một người Trung Quốc, ba người Nga, một người mang 2 quốc tịch Ý và Colombia, một người Pháp - đã "hạ cánh an toàn" lúc 14h00, giờ Mát cơ va (11h00 giờ Paris), hôm thứ 6, "xuống" một trung tâm khoa học gần thủ đô Mát cơ va của Nga. Một kỹ sư đã niêm phong cửa và sáu phi hành gia rời tàu vào phòng của Viện nghiên cứu các vấn đề y sinh học của Nga (IMBP).

 

Cuộc thử nghiệm duy nhất này diễn ra từ ngày mùng 3 tháng 6 năm ngoái. Mục đích của thử nghiệm này là mô phỏng chuyến du hành lên sao Hỏa, kéo dài khoảng 250 ngày, sống trong một tổ hợp nặng 32 kg và nghiên cứu những tác động trên cơ thể con người khi tồn tại trong điều kiện bị cô lập hoàn toàn. Tham dự cuộc thử nghiệm này gồm có ba kỹ sư, trong đó có một kỹ sư người pháp tên là Romain Charles, một bác sĩ, một bác sĩ phẫu thuật và một nhà vật lý.

 

"Sức khỏe của các thành viên phi hành đoàn đều rất tốt", ông Mark Belakovski, Phó Giám đốc của dự án Mars 500, cho biết. Vài giờ sau khi đoàn tụ với gia đình, các phi hành gia sẽ lại phải vào viện ba ngày để trải qua cuộc "kiểm tra sức khỏe toàn diện". Vì sau thời gian dài sống cô lập, họ dễ bị mắc bệnh. Sau đó họ sẽ tham dự họp báo ở Mát-xơ-cơ-va và sẽ vẫn ở lại đây cho đến ngày 4 tháng 12.

 

Đó cũng là thời điểm công bố những kết quả đầu tiên của cuộc thử nghiệm, trước hội nghị lớn dự kiến diễn ra vào cuối tháng tư với sự tham dự của đối tác chính của thử nghiệm này, cơ quan vũ trụ Châu Âu (ESA).

 

Đã có tổng cộng 106 thí nghiệm được tiến hành, bao gồm các mô phỏng bão cát và mưa thiên thạch trên sao hỏa. Belakovski trích dẫn một nghiên cứu cụ thể xác định lượng muối cần thiết cho huyết áp thấp trong những lúc căng thẳng.

 

Nhưng dưới “con mắt” của cơ quan vũ trụ Châu Âu, một trong những mục tiêu chính của dự án là đạt : "tâm lý để có thể đến được sao Hỏa". "Xa cách gia đình, các nhà du hành của chúng tôi có đôi khi cảm thấy buồn, mặc dù giữa họ có nhiều khác biệt về văn hóa và tôn giáo, nhưng không có xung đột nào xảy ra, họ đã rất đoàn kết và làm việc rất hiệu quả. Nhà du hành người Pháp là một anh chàng đẹp trai, chuyên nghiệp và rất hòa đồng ", Mark Belakovski nhận định.

 

Nhà du hành người Pháp Romain Charles luôn tươi cười với các đồng nghiệp, biết chọn trang phục, để kiểu râu khác nhau để thể hiện tâm trạng của mình. "Ngoài ra, thử nghiệm này cho phép chúng ta thu hút chú ý về sao Hỏa. Do đó, đây là phương tiện truyền thông tuyệt vời ", Phó Giám đốc của dự án đánh giá.

 

“Đối với chuyến bay thực sự trên hành tinh khắc nghiệt này, nằm cách xa trái đất hàng chục triệu km, ta phải đợi ít nhất hai mươi năm nữa và kèm theo đó là huy động tài chính từ các quốc gia", ông Belakovski nhấn mạnh.

 

Về mặt kỹ thuật, Cơ quan Vũ trụ Nga (Roskosmos) đã gợi ý khả năng tiếp tục thử nghiệm Mars 500 trên trạm vũ trụ quốc tế (ISS), có nghĩa là thử nghiệm "trong điều kiện thực tế không trọng lượng".

 

Nếu cần thiết, các thử nghiệm có thể bắt đầu vào năm 2014, sau khi hoàn thành chương trình làm việc hiện đang tiến hành tại trạm ISS. Ngày nay, Mỹ và châu Âu phụ thuộc vào Nga để gửi các chuyến bay có người lái tới trạm xuất phát từ Baikonur. Năm mươi năm sau chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên của Gagarin, khởi đầu cho "cuộc chiến tranh các vì sao", Nga sẽ vẫn đóng vai trò “đầu tàu” trong các cuộc chinh phục sao Hỏa.


Quế Anh - (Le Figaro)

Ý kiến bạn đọc