Tương lai của điện thoại di động

15:46, 15/08/2011
|

(VnMedia) - Điện thoại di động đã tạo ra một cuộc cách mạng trong thế giới thông tin, không chỉ về thiết kế, tính năng mà còn chuyển từ biểu tượng của giới thương lưu sang thiết bị bình dân. Trong tương lai không xa, điện thoại sẽ có sự thay đổi hoàn toàn.

Quay trở lại thời kỳ đầu của lịch sử điện thoại di động, Tiến sĩ Martin Cooper, cựu tổng giám đốc đơn vị hệ thống của Motorola, được coi là “cha đẻ” của thiết bị liên lạc di động cầm tay đã thực hiện cuộc gọi đầu tiên thông qua công cụ này vào năm 1973.

Chiếc ĐTDĐ đầu tiên được sản xuất tại Chicago vào năm 1977. Từ năm 1983, ĐTDĐ đã có những bước tiến vượt trội cả về thiết kế và chức năng. Hãng NTT ở Nhật Bản đã ra mắt mạng điện thoại di động đầu tiên vào năm 1979 và trở thành mạng viễn thông quốc gia thế hệ đầu tiên (1G).

Tiến tới mạng thế hệ thứ hai (còn gọi là 2G) ra mắt vào năm 1991 ở Phần Lan. Mạng thế hệ thứ ba (3G) do hãng NTT triển khai tại Nhật Bản vào năm 2001. Tất cả điện thoại di động đều có các tính năng chung nhưng để hấp dẫn khách hàng, các nhà sản xuất đã tạo ra các tính năng và chức năng hấp dẫn riêng. Nhưng tất cả ĐTDĐ đều có các tính năng thông thường gồm:

- Bộ pin có thể sạc
- Bàn phím
- Các dịch vụ cơ bản dành cho gọi và nhắn tin
- Thẻ SIM

Các ĐTDĐ hiện nay hỗ trợ nhiều dịch vụ khác nhau như tin nhắn đa phương tiện, email, trò chơi, chụp ảnh, bluetooth,… Chúng có một số tính năng hấp dẫn như khả năng gọi video, màn hình cảm ứng, định vị GPS, GPRS, Wi-Fi, quay phim, nghe nhạc,… ĐTDĐ đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống. Chúng khá tiện lợi và dễ dàng để mang theo bên người. Trước đây, chúng được sử dụng như một biểu tượng thể hiện địa vị của giới thượng lưu nhưng ngày nay chúng đã trở nên thứ thiết yếu và cần thiết trong cuộc sống của mỗi người. ĐTDĐ có cả những ưu điểm và nhược điểm.

Các ưu điểm của điện thoại

1. ĐTDĐ có thể hỗ trợ lớn trong những trường hợp khẩn cấp
2. Điện thoại có thể giúp chúng ta tổ chức các kế hoạch hàng ngày, chẳng hạn như báo thức, nhắc nhở, thông báo, lập lịch kế hoạch hàng ngày.
3. Giải trí như chơi game và nghe nhạc.
4. Nếu chúng ta hiểu biết về Internet, thì có thể kết nối điện thoại với Internet qua mạng Viễn thông. Đây hiện đang là chức năng này khá hữu ích.
5. Các công ty sử dụng ĐTDĐ như một trong những phương tiện quảng cáo sản phẩm. Đây là phương tiện nhanh hơn để đưa quảng cáo tới rất nhiều người dùng so với các phương tiện khác.

Nhược điểm

1. Sóng điện từ phát ra từ điện thoại có thể ảnh hướng tới sức khỏe.
2. Chi phí đắt hơn điện thoại cố định
3. Sử dụng ĐTDĐ liên tục có thể dẫn tới suy giảm chức năng nghe của tai
4. Có nhiều trường hợp điện thoại phát nổ do pin quá nóng. Đây thực sự là một mối bận tâm lớn.
5. Gọi điện trong khi đang lái xe có thể gây ra các tai nại đáng tiếc.

Quá khứ, hiện tại và tương lai của ĐTDĐ

Vào năm 1843, Michael Faraday đã nghiên cứu quan niệm - không gian có thể dẫn điện hay không. Kể từ đó, thế hệ đầu tiên (1G) được hãng NTT tại Nhật bản giới thiệu vào năm 1979. Chúng cung cấp các tín hiệu tương tự và sử dụng chỉ để thực hiện các cuộc gọi thoại. Các thiết bị này có trọng lượng rất nặng và cực kỳ đắt tiền. Vào năm 1990, ĐTDĐ thế hệ thứ hai đã xuất hiện ở Phần Lan. Chúng có khả năng truyền tín hiệu số nhanh hơn tính hiệu tương tự. Thiết bị đã được thiết kế nhỏ hơn và trọng lượng còn khoảng 100-200g. ĐTDĐ cũng có thêm chức năng nhắn tin SMS và cho phép khách hàng tải nhạc chuông trực tiếp tới ĐTDĐ.

Tiếp theo, công nghệ 3G được ra mắt gần đây và được sử dụng phổ biến trên tất cả các smartphone như iPhone, BlackBerry,…Chúng cho phép điện thoại có tốc độ tải về và lướt web nhanh hơn. 3G cung cấp băng thông lớn hơn và hỗ trợ nhiều ứng dụng hơn. Chẳng hạn như điện thoại Nokia Morph được thiết kế mềm dẻo, có khả năng tự động làm sạch bề mặt, sử dụng năng lượng mặt trời, các bộ cảm biến tích hợp sẵn,…

Các chuyên gia tin rằng, các điện thoại tương lai sẽ có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ cụ thể như dưới đây:

- Điện thoại có thể có bộ nhớ fash dung lượng 10-20GB.
- Công nghệ mới có tên gọi NFC sẽ biến ĐTDĐ thành thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ. Nhờ tích hợp một con chip nhúm trong điện thoại, người dùng có thể sử dụng điện thoại để thanh toán thay thế cho tiền mặt, thẻ tín dụng,…
- Thay vì chỉ có thể chơi game trực tuyến trên máy tính, trong tương lai gần, người dùng có thể chơi game cùng nhau thông qua mạng viễn thông 3G.
 
Trong năm 2025, ĐTDĐ sẽ có nhiều chức năng hơn là một thiết bị truyền thông liên lạc thông thường, chẳng hạn như thiết bị điều khiển từ xa đối với cuộc sống của chúng ta. Các nhà khoa học cho rằng, điện thoại cấy mô có thể sớm xuất hiện vào năm 2015.

Vì vậy, các điện thoại tương lai sẽ thay thế mọi thiết bị khác trên thị trường hiện nay.


Tuệ Minh - (Theo Cnet)

Ý kiến bạn đọc