(VnMedia) - Trao đổi với báo giới khối Châu Á - Thái Bình Dương bên lề Hội nghị đối tác toàn cầu đang diễn ra tại Los Angeles, Mỹ, Phó Chủ tịch Tập đoàn, phụ trách mảng Đối tác và Khách hàng toàn cầu của Microsoft ông Vahé Torossian đã liên tục trả lời những câu hỏi xung quanh việc phát triển điện toán đám mây của hãng.
>> Microsoft cùng đối tác toàn cầu phát huy cơ hội và tiềm năng
>> Windows 7 là hệ điều hành bán chạy nhất trong lịch sử
Theo Vahé Torossian, nếu như cách đây vài năm, khi Microsoft nói về kế hoạch sẽ đưa các sản phẩm công nghệ của mình lên “đám mây”, nhiều người trong giới công nghệ cũng không khỏi ngỡ ngàng, thậm chí băn khoăn. Thế nhưng, ở thời điểm này, đặc biệt là trong năm 2011, thuật ngữ “điện toán đám mây” đã không còn xa lạ với giới CNTT và cả người dùng.
Giới CNTT đã đưa ra một con số rất ấn tượng cho điện toán đám mây. Đó là chỉ một vài năm nữa thôi, việc ứng dụng rộng rãi điện toán đám mây sẽ giúp cho cả thế giới có thêm 136 tỷ USD. Với các đối tác của Microsoft, điện toán đám mây giúp cho họ có cơ hội dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các khách hàng không chỉ trong một quốc gia, hay một khu vực mà là toàn thế giới.
Trả lời câu hỏi của phóng viên, đâu là thế mạnh trong triển khai điện toán đám mây của Microsoft mà các doanh nghiệp khác không có được, Vahé Torossian cho hay, điện toán đám mây là một môi trường, một phương tiện mà ở đó người dùng có thể tiếp cận đồng loạt các dịch vụ cùng một lúc. Microsoft tự hào là chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các giải pháp phần mềm nói chung, và trong thế giới “đám mây” cũng vậy. Hãng đã có 15 năm kinh nghiệm tiên phong trong nền tảng đám mây.
Kể từ khi khởi động điện toán đám mây bắt đầu từ MSN ® vào năm 1994, Microsoft đã xây dựng và chạy các dịch vụ trực tuyến thông qua hệ thống GFS (Global Foundation Services). GFS quản lý cơ sở hạ tầng điện toán đám mây và nền tảng cho các dịch vụ trực tuyến của Microsoft, nhằm đảm bảo cho hàng trăm triệu khách hàng trên khắp thế giới an toàn 24 giờ mỗi ngày.
Có tới hơn 200 dịch vụ trực tuyến của công ty và các cổng web được lưu trữ trên cơ sở hạ tầng điện toán đám mây, bao gồm các dịch vụ quen thuộc của người tiêu dùng theo định hướng như Windows Live ™ Hotmail ® và Live Search, và các dịch vụ kinh doanh theo định hướng như Microsoft Dynamics ® CRM online và Microsoft Business Productivity online Standard Suite trong bộ Microsoft online Services.
"Cloud" của Microsoft sẽ là một khái niệm ngày càng gần gũi với doanh nghiệp, người dùng công nghệ, và với cả những em nhỏ như thế này. Ảnh: TN. |
Cho dù thông tin cá nhân của người tiêu dùng được lưu trữ trên máy tính của họ hoặc trong một thiết lập trực tuyến, hoặc cho dù dữ liệu của một tổ chức cực kỳ quan trọng được lưu trữ trong nhà hay là trên một lưu trữ máy chủ và gửi qua mạng Internet, Microsoft hiểu rằng tất cả những môi trường này đều phải cung cấp một kinh nghiệm máy tính đáng tin cậy. Microsoft có thể tự hào vì đang ở vị trí duy nhất có thể cung cấp cả giải pháp hướng dẫn và công nghệ nhằm cung cấp một kinh nghiệm trực tuyến an toàn hơn.
Tính tới thời điểm này, Microsoft là công ty đầu tiên và duy nhất đưa ra dịch vụ điện toán đám mây với đầy đủ các tính năng và tính linh hoạt để triển khai đến nơi mà các doanh nghiệp và người dùng có nhu cầu. Và nhu cầu này dù xuất phát từ nhà cung cấp dịch vụ, tại một trung tâm dữ liệu hay khách hàng, hay làsự kết hợp của cả ba yếu tố trên, đều có thể có các giải pháp phù hợp.
Office 365 là một ví dụ. Chỉ chưa đầy hai tuần sau khi ra mắt chính thức, phần mềm được triển khai cho điện toán đám mây Office 365 đã có hơn 50.000 tổ chức sử dụng dịch vụ. Tính ra, cứ mỗi 25 giây, Microsoft lại có thê một khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ.
Còn với Windows Azure, một hệ điều hành hoàn toàn dựa trên cơ sở điện toán đám mây, Microsoft cam kết sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp, đối tác những nền tảng tốt nhất để có thể nhanh chóng triển khai các dự án điện toán đám mây của mình một cách an toàn, trọn vẹn mà không đánh mất đi sự quen thuộc trong quá trình sử dụng…
Là đối tác tham dự Hội nghị lần này của Microsoft, ông Lê Việt Hùng, Giám đốc Trung tâm Chiến lược, Kiến trúc và An ninh Thông tin của Techcombank chia sẻ, nắm bắt được dữ liệu và xử lý nhanh nhạy là yếu tố tiên quyết trong việc điều hành thành công doanh nghiệp.
Chính bởi vậy, theo ông Hùng, mô hình điện toán đám mây, đã trở thành mô hình thời thượng, được đánh giá cao nhờ ở khả năng linh hoạt trong xử lý dữ liệu, và hiệu quả khi triển khai cả ở các tổ chức lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với mô hình chủ đạo là các doanh nghiệp có chi nhánh trải rộng trên nhiều tỉnh thành như Techcombank sẽ thu được nhiều lợi ích lớn khi triển khai mô hình điện toán đám mây…
“Microsoft là công ty đầu tiên và duy nhất đưa ra dịch vụ điện toán đám mây với đầy đủ các tính năng và độ linh hoạt giúp triển khai theo yêu cầu của khách hàng tại bất kỳ thời gian và không gian nào, cho dù khách hàng là nhà cung cấp dịch vụ, hay khách hàng quản trị trung tâm dữ liệu khách hàng, hoặc là sự kết hợp của các yếu tố trên”, bà Mai Quỳnh Hoa, giám đốc tiếp thị của Microsoft Việt Nam thêm một lần nữa nhấn mạnh.
Ý kiến bạn đọc