(VnMedia) - Trong tuần qua, hàng loạt sự kiện liên quan đến chủ quyền biển đảo đã khiến làng báo thế giới và Việt Nam “nóng” mỗi ngày. Và dĩ nhiên, thế giới mạng Interrnet cũng không thể thờ ơ.
Những ngày qua, sự kiện tàu của Trung Quốc liên tiếp cắt, phá cáp của tàu Việt
Mạng xã hội góp tiếng nói công dân
Sự kiện đáng nhắc tới nhất có thể nói đó là cư dân mạng đã tham gia đổi avatar để thể hiện chủ quyền biển đảo. Và chỉ sau nửa ngày xuất hiện, trang khuyến khích người sử dụng Facebook "Đồng loạt đổi avatar 3/6 đến 5/6" đã thu hút tới hơn 6 ngàn người tham gia.
Nguyên nhân chọn mốc thời gian từ ngày 3/6 đến 5/6 được các thành viên của trang giải thích đó cũng là thời điểm Diễn đàn an ninh đối thoại châu Á (Shangri-la dialogue 2011) diễn ra tại Singapore, trong đó những căng thẳng trên biển Đông, nơi có các tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, được dự đoán là chủ đề nóng của diễn đàn an ninh quan trọng nhất châu Á lần này.
Những người tham gia tin rằng việc đổi avatar đồng loạt với hình ảnh người chiến sĩ hải quân đang cầm súng bảo vệ cột mốc chủ quyền biển đảo Việt Nam sẽ tạo hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng, thu hút sự chú ý của bạn bè và đặc biệt là bạn bè quốc tế. "Hành động này nhỏ nhưng thể hiện được tinh thần yêu nước và đoàn kết của người Việt
Trang Facebook này được lập để cộng đồng mạng thế giới thấy được tinh thần của người Việt thay vì thực hiện những hành động có thể làm cho tình hình căng thẳng hơn, gây thiệt hại về vật chất và hay làm phát sinh những tình huống không lường trước được, cộng đồng nên thể hiện bằng những hành động đúng đắn hơn như là đổi avatar, ký tên ủng hộ...
Và không chỉ thông qua facebook, các cư dân mạng còn cùng nhau chia sẻ quan điểm trên các diễn đàn, đặt banner trên các web riêng của mình.
Trước những hành động của các công dân trẻ tuổi, trao đổi trên một tờ báo mạng, nhà sử học Dương Trung Quốc đã cho hay, trước hết việc các bạn trẻ còn quan tâm đến những vấn đề chính trị thời sự, lại là những vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia thì đó là một điều rất đáng mừng.
Đáng sợ nhất là sự thờ ơ của tuổi trẻ cho rằng đấy là chuyện của ... người lớn. Bày tỏ ý kiến trên diễn đàn cùng là điều tốt vì các bạn trẻ đã biết sử dụng công cụ của thời đại, ý thức được quyền của mình trong mối quan hệ với cộng đồng.
Nhưng bày tỏ cũng cần biết cách
Tuy nhiên, bộc lộ trên mạng là cách thể hiện trước cộng đồng, do đó điều này cần đến sự chín chắn và có trách nhiệm. Đương nhiên nó tuỳ thuộc vào hiểu biết, nhận thức của mỗi người nên khó có thể tìm thấy sự đồng thuận tuyệt đối. Nhà sử học không khuyên các bạn trẻ nên hay không nên nhưng đã lên mạng thì phải có bản lĩnh và cũng cần quan tâm nhiều hơn đến đời sống thực, vì mạng cũng là môi trường ta dễ bị rơi vào tâm thế “ảo”, đôi khi lợi bất cập hại.
Các công dân trẻ có quyền phát biểu, nhưng những lời phát biểu phải như thế nào cho chuẩn xác nhất kể cả nội dung và thái độ. Một nội dung đúng đắn, một thái độ đúng mức sẽ có tính thuyết phục, chia sẻ hay định hướng cộng đồng trên mạng. Những nhận thức sai lầm, thái độ quá khích cũng sẽ có tác động ngược lại ...
Cần ý thức sức mạnh của mạng trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực đó. “Để dân tộc không bị phân tâm khi đứng trước những thử thách lớn của lịch sử, những phát biểu trước cộng đồng, tôi xin nhắc lại cần đến sự chín chắn và có trách nhiệm”- giáo sư Dương Trung Quốc nói.
Cho tới thời điểm này, chỉ cần search cụm từ “Chủ quyền biển đảo Việt
Ý kiến bạn đọc