5 sản phẩm của Microsoft bị đối thủ lấn lướt

20:21, 01/05/2015
|

(VnMedia) - Dù luôn là đối thủ đáng gờm nhất của các “ông lớn” công nghệ trên thị trường thế giới, hơn bốn mươi năm lịch sử của mình, Microsoft đã có gặp một số thất bại. Sau đây là 5 sản phẩm của Microsoft bị đối thủ lấn lướt.

Giống như Steve Jobs, Bill Gates là một trong những người tiên phong trong lĩnh vưc tin học thế giới. Ngày 4/4/1975, cách đây 40 năm, tại Albuquerque (Mỹ), ông đã lập ra công ty sản xuất phần mềm của mình, với tên gọi Microsoft. Là đối thủ đáng gườm cũng là nhà cung cấp của Apple, Bill Gates đã chọn phát triển các chương trình chạy trên máy tính của tất cả các thương hiệu. Và Window đã trở thành một trong những hệ điều hành chi phối ngành công nghiệp tin học thế giới.

Ngày nay, Microsoft đạt khoảng 63 tỉ euro doanh thu với 16 tỉ lợi nhuận ròng hay lợi nhuận chiếm 25%. Ở tuổi 59, Bill Gates trở thành người giàu nhất thế giới theo bảng xếp hạng mới nhất của tạp chí Forbes. Tuy nhiên, đại gia tin học và những người thừa kế của ông không phải lúc nào cũng mỉm cười chiến thắng. Hơn bốn mươi năm lịch sử của mình, Microsoft đã có gặp một số thất bại. Sau đây là 5 thất bại chính của hãng này trên đấu trường thế giới.

1. Tìm kiếm trực tuyến

Internet Explorer ra mắt vào năm 1995. Và không có gì tiếp sau đó. Nhưng nếu như Microsoft không hiểu tầm quan trọng của Internet thì hãng đã không đầu tư vào trình duyệt web của họ và bỏ qua nghiên cứu trực tuyến.

Đầu những năm 2000 cũng là thời điểm "suy tàn" của Internet Explorer. Năm 2013, Ủy ban châu Âu đã ra đòn chí tử đối với trình duyệt web này. Tiếp theo của vụ kiện chống độc quyền, Microsoft đã phạt 561 triệu euro vì đã đặt Internet Explorer của họ như trình duyệt mặc định chạy Windows. Đối với Windows 10, Microsoft đã công bố trình duyệt mới với tên gọi là Spartan.

Từ năm 2006, Microsoft cũng đã cố gắng để có được một vị trí trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến. Nhưng Google đã quá thành công trong dịch vụ này. Năm ngoái, công cụ tìm kiếm Bing chiếm 3,7% thị phần trên thị trường "tìm kiếm" thế giới và chiếm 2,2% tại Pháp so với 90% và 95% của Google ...

2. Máy nghe nhạc Zune

Năm 2006, 5 năm sau khi iPod xuất hiện, Microsoft tái phát minh thiết bị vừa là máy nghe nhạc, một đĩa cứng, một dịch vụ âm nhạc cạnh tranh với iTunes, có tên gọi là Zune. Tóm lại, không có gì mới mẻ cho thế giới công nghệ.


Ảnh minh họa

Người tiêu dùng không hưởng ứng sản phẩm này, vì vậy doanh số bán hàng cũng không được như ý muốn. Từ năm 2007, iPhone đời đầu tiên bắt đầu ra mắt cũng là lúc khai tử thị trường máy nghe nhạc MP3. Và cuối cùng, năm 2011, Microsoft cũng đã phải từ bỏ dự án của mình. Thị phần của hãng trong phân khúc này chưa bao giờ vượt quá 10%.

3. Smartphone Kin

Không có nghi ngờ khi phải nói rằng Microsoft đã bỏ lỡ một cơ hội lớn của mình. Kể từ iPhone ra mắt năm 2007, hãng này nhận được tin tức không mấy tốt đẹp hàng năm. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Steve Ballmer, CEO của Microsoft, đã chế giễu một cách công khai: "Đó là chiếc điện thoại đắt nhất trên thế giới và nó sẽ không hấp dẫn với khách hàng doanh nghiệp. Nó không có bàn phím, nó không làm tốt nhiệm vụ của một máy tính, đối với e-mail".


Ảnh minh họa

Năm 2010, Microsoft cố gắng trở lại thị trường smartphone. Trước tiên với Kin, mô hình này phải ngừng sản xuất một năm sau đó. Tiếp theo là với hệ điều hành Windows Phone. Kể từ khi ra mắt, thị phần của hệ điều hành giảm từ 4,9% xuống còn 2,7% trong khi hệ điều hành Android của Google lại không ngừng tiến lên từ 23,3% lên 81,5%.

"Tôi rất tiếc rằng thời kỳ đầu những năm 2000 khi chúng tôi đã quá tập trung vào Windows và chúng tôi đã không thể tổ chức lại nguồn lực hướng tới thị trường điện thoại di động mới nổi. Đó là điều mà tôi tiếc nhất", năm 2013 Steve Ballmer đã thốt lên điều này.

4. Hệ điều hành Windows Vista

Ra mắt năm 2007 sau 5 năm phát triển, hệ điều hành Windows Vista đã gặt hái thất bại thảm hại. Không ổn định, quá phức tạp, thiết kế kém, nó đối lập với Windows XP đơn giản và mạnh mẽ. Kết quả ? Độ hài lòng của khách hàng giảm mạnh. Lượng người dùng Vista quay trở lại với XP tăng lên gấp bội.

Hai năm sau khi ra mắt, chỉ có 20% các máy tính được trang bị Windows Vista và nhiều người dùng mong đợi phiên bản 7 để thay đổi XP.

5. Máy tính bảng Surface

Hai năm sau iPad, Microsoft đã quyết định tấn công vào thị trường máy tính bảng, dòng Surface được tung ra. Ra mắt vào mùa thu năm 2012, dòng máy tính bảng này gần như ngay lập tức nếm mùi thất bại. Doanh số bán hàng quá ít khiến Microsoft đã phải giảm giá sản phẩm của mình để không phải lỗ thêm ...

Ba năm sau, sự hiện diện của máy tính bảng hiệu Microsoft trên thị trường không gây được tiếng vang trong làng công nghệ mặc dù hãng ra mắt 5 phiên bản mới. Microsoft đã không cản đường được bước tiến của Apple và Samsung. Surface 3 đã được công bố và dự kiến sẽ lên kệ tháng 5 tới. Nhưng có rất ít cơ hội thành công hơn các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh...


Thúy Nga - (huffingtonpost)

Ý kiến bạn đọc