(VnMedia) - Ngành bán lẻ Việt Nam đang có những bước tiến triển vượt bậc nhờ sự áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phương thức quản lý và quá trình hoạt động. Trong đó, công nghệ điện toán đám mây được nhắc đến khá nhiều trong các sự kiện, phần mềm, ứng dụng và đã từng được dự đoán là một “cơn sóng thần công nghệ”.
Với nền tảng điện toán đám mây, thay vì phải mất rất nhiều chi phí mua và duy trì, bảo dưỡng cho hệ thống máy tính quản trị rườm rà, tất cả các dịch vụ, hoạt động quản lý bán hàng đều được xử lý bằng mạng lưới máy chủ ảo (đám mây) trên Internet một cách nhanh chóng và thuận tiện. Tuy nhiên, đến nay, mức độ ứng dụng những phần mềm bán hàng của các doanh nghiệp, cửa hàng chưa thực sự phổ biến mà vẫn còn đang tồn tại dưới dạng tiềm năng.
Theo khảo sát trên 1000 khách hàng của giải pháp thiết kế website Bizweb (thực hiện trong tháng 4/2015), tỷ lệ sử dụng phần mềm bán hàng của các cửa hàng, shop online là 23,8%, còn lại vẫn đang quản lý theo phương thức truyền thống sổ sách hoặc excel. Hầu hết trong số doanh nghiệp có sử dụng phần mềm đều kết hợp bán hàng online - offline (mở cửa hàng) và doanh thu trung bình từ mảng online chiếm khoảng 40% tổng doanh thu. Từ đó cho thấy, chỉ khi mở rộng quy mô, lượng đơn hàng online, offline cũng như tình trạng hàng hóa, xuất-nhập-tồn đan xen, chồng chéo, khó kiểm soát thì nhu cầu của người dùng mới có xu hướng tiếp cận giải pháp phần mềm bán hàng. Chưa kể, đây là một cuộc khảo sát dành cho tập các shop online đã có phần ít nhiều tiếp cận và ứng dụng công nghệ vào kinh doanh. Nếu xét trên diện rộng hơn tới các cửa hàng chỉ bán theo phương thức truyền thống, tỷ lệ sử dụng phần mềm bán hàng có thể sẽ còn thấp hơn nữa.
Để đầu tư cho một phần mềm bán hàng, các doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra số tiền vài trăm nghìn cho 1 một năm để nhận được nhiều hơn về lợi ích, hỗ trợ đảm bảo cho công tác quản lý cũng như bán hàng hiệu quả. Tuy nhiên, công thức này sẽ không ra đúng kết quả nếu như doanh nghiệp áp dụng sai nguyên tắc “chọn mặt gửi vàng”. Bởi lẽ, chỉ cần tìm kiếm trên Google từ khóa “phần mềm bán hàng”, sẽ có hàng triệu kết quả chỉ trong vòng một nốt nhạc.
Được biết đến là một sản phẩm khá mới, nhưng phần mềm quản lý bán hàng thông minh Sapo (trực thuộc Công ty cổ phần Công nghệ DKT) đã khẳng định được sự phát triển vượt trội dựa trên nền tảng điện toán đám mây với mốc son đầu tiên - Danh hiệu Sao Khuê 2015. Sở hữu tốc độ tăng trưởng hiện tại 180%, Sapo đang dần trở thành phần mềm bán hàng phổ biến với tầm nhìn là một “nền tảng kinh doanh của toàn xã hội” và xứ mệnh “mang đến những trải nghiệm đơn giản và toàn diện nhất trong cộng đồng doanh nghiệp.”
Với hệ thống thống kê và tính toán lãi lỗ chính xác, chi tiết của phần mềm bán hàng, các doanh nghiệp có thể quản lý chặt chẽ doanh thu và lợi nhuận, tránh thất thoát hàng hóa. Đồng thời, việc nắm bắt được báo cáo tức thì khiến doanh nghiệp luôn có cái nhìn tổng thể để kịp thời đưa ra những chiến lược kinh doanh, điều phối hàng hóa hợp lý, tối ưu hóa mô hình kinh doanh của mình. Hơn nữa, thế hệ phần mềm tân tiến hiện nay còn là một giải pháp bán hàng đa nền tảng trên mọi thiết bị (máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại ), mọi lúc, mọi nơi, thậm chí ngay cả khi không có kết nối Internet.
Xét về khía cạnh từng chuyên môn, Danh hiệu Sao Khuê 2015 vừa diễn ra trong sáng 24/4, cho thấy xu hướng rõ nét của việc ứng dụng các giải pháp phần mềm vào để giải quyết các vấn đề nóng của xã hội như y tế, giáo dục, hành chính công, nông nghiệp, kế toán, quản lý nhân sự, và đặc biệt là ngành bán lẻ. Những phần mềm quản lý bán hàng như Sapo ra đời đã trở thành lời giải cho bài toán quản lý hàng tồn kho hay bất cứ những vấn đề nào trong lĩnh vực kinh doanh từ xuất-nhập cho tới sản phẩm, nhân viên…
Anh Cát Văn Khôi - Trưởng dự án Giải pháp quản lý bán hàng Sapo cho hay: “Phần mềm bán hàng là lựa chọn tối ưu cho một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Tuy rằng hiện tại, nhiều doanh nghiệp, cửa hàng vẫn chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của nó nhưng tiềm năng trong tương lai khá lớn. Với tầm nhìn, xứ mệnh của mình, Sapo sẽ đi tắt đón đầu, tiếp cận với khoảng hơn 1 triệu khách hàng còn đang bỏ ngỏ một cách nhanh chóng”.
“Danh hiệu Sao Khuê là một cột mốc, ghi dấu ấn cho các doanh nghiệp được công nhận đồng thời cũng mở ra một chân trời mới, là một trong những bước đệm thúc đẩy mang sản phẩm của người Việt đến tay người dùng Việt” - Anh Khôi chia sẻ thêm.
Ý kiến bạn đọc