(VnMedia) - Sản lượng xuất xưởng PC trên toàn cầu trong quý 1/2015 là 68,5 triệu chiếc, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của IDC. Nguyên nhân được cho là vì nhiều công ty ngừng nâng cấp từ Windows XP.
Sau nửa cuối 2014 tăng mạnh mẽ nhờ việc làm với Windows XP và hoạt động tiêu dùng hướng tới các thiết bị bỏ túi giá rẻ, thị trường PC quý 1/2015 lại chịu sự sụt giảm – gồm cả các laptop tích hợp sẵn Windows Bings, việc làm mới Windows XP chậm chạp và hạn chế ở một số khu vực do biến động tiền tệ và các chỉ số kinh tế không thuận lợi. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng và doanh số bán ra trong quý 1/2015 đã giảm dưới 69 triệu chiếc, mức thấp nhất kể từ quý 1/2009.
"Sản lượng PC ở Mỹ giảm thấp hơn so với các vùng khác trong quý vừa qua. Tuy nhiên, sức mạnh của các nhà cung cấp chính, sự chấp nhận các sản phẩm mới nổi, những cải thiện trong thị trường tiêu dùng và trong nền kinh tế rộng mở hơn là những tín hiệu tích cực để kéo thị trường này đi lên”, Rajani Singh, chuyên gia phân tích nghiên cứu máy tính cá nhân cho biết. Việc ra mắt Windows 10 sắp tới sẽ là sự củng cố mạnh mẽ nhất của Windows 7 và Windows 8.1. Hơn nữa, với việc miễn phí nâng cấp cho người tiêu dùng trong một năm sau khi phát hành, Windows 10 sẽ là động lực tích cực để thay thế các máy tính cũ. Chỉ một phần trong số thiết bị được cài đặt cần thay thế hệ thống cũng đủ giữ tỷ lệ tăng trưởng trên mức “zero” trong khoảng thời gian còn lại của năm nay.
Các khu vực nổi bật
Mỹ: Với doanh số 14,2 triệu PC bán ra trong quý 1/2015, thị trường Mỹ đã sụt giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng tập trung vào các thiết bị di động, cụ thể là các danh mục sản phẩm mới nổi như Chromebooks, Bing, siêu mỏng và thiết bị chuyển đổi. Sản lượng máy tính để bàn cũng tương đối chậm trong quý qua.
Châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA) – sản lượng máy tính cá nhân ở EMEA co hẹp lại trong quý 1/2015 khi các nhà sản xuất tập trung vào hàng tồn kho Bing giá hấp dẫn được sản xuất trong quý 4/2014.
Châu Á / Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) – Sản lượng gần giống với dự tính khi chi tiêu cho CNTT thu nhỏ lại do biến động tiền tệ liên tục tại nhiều quốc gia trong khu vực. Trung Quốc cũng đã bị ảnh hưởng bởi hàng tồn kho máy tính xách tay thương mại dư thừa từ các quý trước đó khi chiến dịch chống tham nhũng tiếp tục ngăn chặn chi tiêu thương mại.
Nhật Bản – Doanh số giảm 44% so với cách đây 1 năm, mức giảm tồi tệ hơn so với dự báo.
Các nhà cung cấp chính
Sản lượng PC xuất xưởng trên toàn cầu của 5 nhà sản xuất hàng đầu.
Lenovo vẫn giữ vị trí dẫn đầu với doanh số bán 13,4 triệu chiếc, tăng 3,4%. Nhà sản xuất này tiếp tục mở rộng thị trường bên ngoài phạm vi Châu Á, đặc biệt thu hẹp khoảng cách cạnh tranh ở EMEA. Công ty cũng đã vượt qua Apple để giữ vị trí thứ 3 tại thị trường Mỹ.
HP vẫn duy trì vị trí thứ 2 với sản lượng gần 13 triệu PC bán ra, tăng trưởng hơn 3%, chủ yếu do tăng trưởng tại thị trường Mỹ và EMEA. Mặc dù tăng trưởng chậm lại từ hồi đầu năm, HP và Lenovo tiếp tục tiến nhanh so với thị trường và các đối thủ cạnh tranh gần nhất của họ.
Dell đứng ở vị trí số 3 với sản lượng bán ra 9,2 triệu chiếc, giảm 6,3% so với cách đây 1 năm, quý giảm sụt đáng kể đầu tiên của nhà sản xuất này kể từ quý 2/2013.
Mặc dù được thị trường chấp nhận dòng máy Chrome nhưng sản lượng xuất xưởng PC của Acer giảm trong quý 1/2015, đặc biệt là khu vực EMEA – thị trường đã cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ vào giữa năm 2014 nhưng phải đối mặt với áp lực từ các sản xuất dẫn đầu thị trường trong quý 4/2014.
Asus có một quý mạnh mẽ trên toàn cầu khi doanh số bán 4,8 triệu chiếc, tăng trưởng 4,4%. Kết quả này có được là nhờ sự hỗ trợ tăng trưởng ở thị trường Châu Á. Nhờ đó, Asus đã tiến gần với Acer ở vị trí thứ 4 trong thị trường PC.
Ý kiến bạn đọc