(VnMedia) - Kho ứng dụng Google Play cung cấp một số lượng khổng lồ gần 1,5 tỷ ứng dụng cho người dùng Android. Tuy nhiên, không phải ứng dụng nào cũng khả dụng và đặc biệt nên tránh 10 loại ứng dụng sau.
10 loại ứng dụng Android dưới đây bạn không bao giờ nên bận tâm tới, trừ khi bạn muốn lãng phí thời gian và sẽ cảm thấy ngớ ngẩn sau khi dùng.
1. Các ứng dụng căn chỉnh pin
Căn chỉnh pin (Battery calibration) nghe có vẻ khá hữu ích nhất là trong trường hợp nguồn pin báo sai không chính xác dung lượng pin hiện có. Hiện có hàng chục ứng dụng căn chỉnh pin trên kho Google Play. Có hai yếu tố mà mọi ứng dụng căn chỉnh pin có. Đó là xóa tệp tin batterystats.bin trên thiết bị Android và tạo mới lại nó chính xác hơn. Điểm thứ hai là giao diện đẹp trông hấp dẫn. Điều đó không thuyết phục và không cần thiết.
2. Ứng dụng chống phân mảnh dung lượng lưu trữ
Các thiết bị Android hiện nay có rất nhiều điểm giống máy tính xách tay. Giống như PC, smartphone cũng có dung lượng lưu trữ và người dùng nghĩ rằng chúng có thể bị phân mảnh khi sau một thời gian người dùng ghi và xóa dữ liệu. Tuy nhiên, ổ lưu trữ NAND flash của Android và thiết bị SSD tích hợp sẵn bộ điều khiển với thuật toán độc quyền để hoạt động toàn thời gian để sắp xếp dữ liệu trật tự nhất. Trên thực tế, chống phân mảnh chỉ có thể làm giảm tuổi thọ của các bộ nhớ lưu trữ này với hàng nghìn chu kỳ ghi/đọc. Vì vậy, lần sau khi bạn nhìn thấy ứng dụng chống phân mảnh cho Android, bạn nên bỏ qua.
3. Các ứng dụng tăng RAM
Một ứng dụng để tăng bộ nhớ RAM có cần với bạn? RAM được thiết kế cực kỳ nhanh và chúng sẽ chỉ có tốt hơn với các chip LPDDR4 thế hệ mới được trang bị cho các thiết bị siêu phẩm sắp ra. Đó là cơ hội để người dùng có thể tăng tốc được bộ nhớ RAM. Hệ điều hành như Windows (trên máy tính) cần nhiều dung lượng bộ nhớ RAM để các chương trình có không gian hoạt động. Khi vượt qua bộ nhớ RAM vật lý, Windows phải nhờ đến các bộ nhớ ảo lấy từ ổ cứng HDD hoặc SSD để bổ sung bộ nhớ ảo. Với Android lại hoàn toàn khác. Chúng sử dụng hầu hết bộ nhớ tốc độ nhanh. Điều quan trọng là bạn không cần ứng dụng tối ưu hóa bộ nhớ Ram vì Android sẽ thực hiện điều đó ngay từ đầu.
4. Các ứng dụng diệt virus giả mạo
Các phương tiện truyền thông công nghệ tận dụng sự sợ hãi của người dùng về mã độc Android nên có thể đưa những thông tin giật gân, gây sốc. Nhưng trên thực tế, bạn được bảo đảm tới 99% tránh khỏi các cuộc tấn công miễn là bạn tải các ứng dụng từ kho Google Play, tránh các ứng dụng, website không rõ nguồn gốc và các kho ứng dụng mở rộng của các công ty không đáng tin. Ngoài ra, bạn không nên tải phần mềm diệt virus của các hãng không phải là AVG, Avast, Avira, Kaspersky, McAfee, Symantec, Quihoo.
5. Ứng dụng rung lắc để sạc pin điện thoại
Điện thoại của bạn không phải là một máy phát điện. Do đó, đơn giản không có cách nào bạn có thể sạc pin cho điện thoại bằng cách rung lắc chúng như các nhà phát triển quảng cáo về ứng dụng của họ. Bạn sẽ chỉ mỏi tay và biến mình thành một con lừa ngu ngốc khi tham gia vào trò đùa ngớ ngẩn này. Do đó, hãy tránh xa ứng dụng đó ra.
6. Ứng dụng quét tia X
Smartphone của bạn không tích hợp sẵn máy quét tia X nhưng một số ứng dụng lại quảng cáo về khả năng đó. Trên thực tế, một camera của smartphone cụ thể nào đó không thể đáp ứng dụng yêu cầu để thực hiện như máy quét tia X. Vì vậy, bạn không nên lãng phí vào ứng dụng quét tia X.
7. Ứng dụng phát hiện nói dối
Một smartphone hoặc máy tính bảng hiện đại có tích hợp bộ cảm biến và khả năng xử lý mạnh mẽ không có nghĩa rằng, có thể phát hiện được nói dối. Cho dù các ứng dụng đó được cung cấp miễn phí trên Google Play nhưng bạn không nên thử làm gì cho phí thời gian.
8. Ứng dụng phiên dịch tiếng của động vật
Trừ khi Qualcomm hay Google phát triển, kiểm tra, gỡ lỗi, phát hành, và thương mại hóa ứng dụng nhận dạng giọng nói của các loài động vật và giải thích các giải pháp, còn không smartphone của bạn sẽ không bao giờ nói cho bạn những gì mèo Tom đang cố gắng để giao tiếp bằng tiếng meo meo của chúng. Vì vậy, đừng bao giờ thử các ứng dụng đó cho các loại động vật.
9. Các ứng dụng tăng tốc Internet
Không giống như các ứng dụng tăng cường tín hiệu, các ứng dụng tăng tốc Internet là không có giá trị. Bời vì các chuyên gia đã có thời gian kiểm tra cho thấy, các ứng dụng tăng tốc Internet không tạo ra sự khác biệt nào về kết nối Internet trên thiết bị của bạn.
10. Các ứng dụng vô ích
Thực ra, chúng tôi thích các ứng dụng không có chức năng gì trên Android. Hầu hết đều nói thật về việc chúng không có tác dụng gì đối với bạn và được làm bởi những đầu óc khá hài hước. Do vậy, chúng tôi cho rằng chúng cũng mang lại tác dụng nào đó, chẳng hạn như bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đọc đoạn mô tả của chúng. Chẳng hạn như "ứng dụng này không có công dụng nào cả. Hãy kiểm tra nó và bạn sẽ thấy nó hoàn toàn vô dụng. Hàng tá các nhà khoa học có tiếng trên thế giới đã thử gán công dụng cho nó nhưng họ đã thất bại". Tuy nhiên, bạn không nên tốn quá nhiều thời gian cho việc này.
Ý kiến bạn đọc