(VnMedia) - Theo số liệu thống kê của IDC, doanh số bán máy tính bảng, bao gồm cả Apple iPad trong quý 2 có xu hướng chậm lại. Nhưng điểm đáng nói là số lượng máy tính bảng không tên tuổi lại gia tăng mạnh và chiếm phân khúc lớn nhất trong thị trường máy tính bảng.
Thị trường phát triển chậm lại
Báo cáo của IDC cũng chỉ ra ba xu hướng chính trong thị trường máy tính bảng. Thứ nhất, doanh số máy tính bảng có phần chậm lại so với quý đầu tiên năm nay và xu hướng này không có dấu hiệu chậm lại. So với cách đây một năm, máy tính bảng có tốc độ tăng trưởng 59,6% lên con số 45,1 triệu sản phẩm bán ra, cho dù giảm 9,7% so với quý 1/2013. Thứ hai, sự độc quyền ảo của Apple trong thị trường máy tính bảng đã bị loại bỏ, khi thị phần của Apple giảm từ 60,3% xuống còn 32,4% trong khoảng thời gian trên. Cuối cùng, người tiêu dùng dường như không quan tâm thương hiệu máy tính bảng họ sẽ mua mà chỉ để ý tới mức giá rẻ hơn. Các máy tính bảng không tên tuổi chiếm tới 45% doanh số bán máy tính bảng thuộc thể loại “khác”.
Thị phần của 5 nhà sản xuất hàng đầu theo từng quý. |
Các nhà phân tích của IDC cho rằng, thị trường máy tính bảng đang chậm nay, tập trung chủ yếu vào Apple và việc thiếu các mô hình iPad mới. iPad mới ra đời sẽ thu hút được người tiêu dùng lựa chọn máy tính bảng và giúp cả Apple và các đối thủ cạnh tranh phát triển. Với việc không ra iPad mới, thị trường đã chậm lại với nhiều nhà sản xuất và xu hướng đó vẫn tiếp tục trong quý 3 năm nay. Tuy nhiên, trong quý 4, IDC dự đoán các sản phẩm mới của Apple, Amazon và các nhà sản xuất khác sẽ kích thích thị trường tăng trưởng ấn tượng hơn.
Sau khi giới thiệu iPad thế hệ thứ 3 cách đây một năm, nhà sản xuất dẫn đầu thị trường - Apple đã bị đứng bên ngoài cuộc chơi trong năm 2013 và doanh số bán ra giảm tới 14,1%, chỉ bán được 14,6 triệu chiếc. Tuy nhiên, Apple vẫn trong top 5 nhà sản xuất có tốc độ tăng trưởng mạnh. Samsung gần như tăng gấp 4 sản lượng Galaxy Tab so với một năm trước, từ 2,1 triệu chiếc bán ra tăng lên 8,1 triệu chiếc. Asus tăng 120% lên con số 2 triệu chiếc bán ra và Lenovo có mức tăng trưởng kỷ lục 313%. Hãng này bán được 1,5 triệu chiếc. Đứng thứ năm là Acer với 1,4 triệu sản phẩm bán ra, có tốc độ tăng trưởng 248%.
Tuy nhiên, Apple vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong thị trường này, họ chiếm 14,6% thị phần. Samsung và Asus lần lượt chiếm 8,1% và 2%, trong khi Lenovo và Acer tăng lên 1,5% và 1,4%.
Tuy nhiên bức tranh tổng thể đó đang dần thay đổi khi các thương hiệu máy tính khác nhảy vào thị trường này. Giống như máy chủ, khách hàng dường như không quan tâm tới thương hiệu máy tính bảng. Cách đây một năm, 26,2% máy tính bảng bán ra được xếp vào dòng máy tính bảng “khác”. Nhưng trong quý 2 năm nay, con số đó tăng lên 38,8%, tức là nhiều hơn 2,9 triệu thiết bị so với doanh số Apple bán ra.
Một phần là do ngày càng nhiều nhà sản xuất nhảy vào thị trường máy tính bảng. Chẳng hạn như Dell chỉ là một nhà sản xuất nhỏ trong phân khúc này, HP đã tiết lộ Slate 7 với giá 169USD, rẻ hơn cả máy tính bảng giá rẻ như Amazon Kindle Fire HD…
Mất bao lâu máy tính bảng Windows mới tạo chỗ đứng thực sự? |
Thị trường máy tính bảng vẫn đang phát triển và các nhà sản xuất có thể tăng và giảm một cách nhanh chóng. Apple đã bị hất sang một bên, các nhà sản xuất còn lại có nhiều lựa chọn chiến lược nền tảng để có thể thành công sau này. Cho đến nay, Android vẫn thành công hơn nhiều so với Windows 8. Tuy nhiên, sản phẩm của Microsoft đang bắt đầu tiến triển đáng kể trong thị trường.
Intel cho biết, họ hy vọng máy tính bảng siêu rẻ ở mức giá 150USD sẽ có mặt trên thị trường trong quý 4 năm nay, dưới tên gọi máy tính bảng biến đổi có thể kích tăng gấp đôi cả laptop và máy tính bảng truyền thống. Nhiều dòng máy tính bảng đã bắt đầu giảm giá như Surface Pro của Microsoft vừa giảm giá 100USD, tiếp theo Acer cũng giảm 80USD đối với dòng Iconia W3-810…
Bạn có quan tâm tới thương hiệu khi mua máy tính bảng?
Có vẻ như người tiêu dùng đang chọn mua máy tính bảng theo nền tảng hệ điều hành mà không quan tâm tới thương hiệu nhà sản xuất. Ngoài iPad, sự nổi lên của thị trường “không tên tuổi” cho thấy người tiêu dùng vẫn đặt giá trị vào chính phần cứng nhưng yếu tố khác đáng quan tâm hơn là giá cả. Điều đó cũng giải thích vì sao HP đang theo đuổi “cuộc đua dưới đáy” bằng chiếc Slate 7 giá rẻ.
Mặt khác, các máy tính bảng giá sử dụng chip của các nhà sản xuất như MediaTek đang tăng lên, đã tác động tích cực lên các công ty như Qualcomm, buộc họ giảm giảm giá đưa ra các con chip giá rẻ giúp các nhà sản xuất hạ giá thiết bị.
Tuy chất lượng chế tạo cũng khá quan trọng nhưng nếu giá giảm xuống mức 100USD, nhiều người tiêu dùng sẵn sàng tậu thêm các máy tính bảng khác để cho con trẻ và các thành viên khác trong gia đình, các nhà phân tích của IDC nhận định.
Ý kiến bạn đọc