(VnMedia) - Không ít doanh nghiệp Việt Nam vẫn dùng máy điều hòa thông thường để làm mát phòng máy chủ. Họ không hề biết rằng đó là sự đầu tư lãng phí.
Trước khi bàn về sự khác biệt giữa máy lạnh thông thường và hệ thống làm mát chính xác, cần làm rõ khái niệm phòng công nghệ.
Phòng công nghệ
Ngày nay, nhu cầu làm mát cho hệ thống thiết bị không chỉ gói gọn trong môi trường phòng máy chủ hay trung tâm dữ liệu truyền thống mà đã mở rộng hơn ra các không gian ứng dụng công nghệ khác, được gọi chung là “phòng công nghệ”. Tiêu biểu cho loại phòng đặc biệt này là: phòng thiết bị y tế (nơi chụp cắt lớp chẳng hạn), phòng sạch, phòng lab, phòng in ấn/photocopy/CAD, phòng máy chủ, cơ sở vật chất bệnh viện (phòng mổ, phòng cách ly), phòng viễn thông...
Những căn phòng công nghệ thường là nơi diễn ra các qui trình quan trọng nhất của doanh nghiệp/tổ chức, nơi lưu trữ những thông tin quan trọng - chính là “máu” chạy trong các “mạch máu” qui trình. Phần cứng CNTT, vốn nhạy cảm với môi trường xung quanh, hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng hệ thống vận hành giật cục hay ngưng chạy hòan toàn. Hậu quả là chi phí lớn mà tổ chức/DN phải gánh chịu.
Những hậu quả do môi trường gây nên
Nhiệt độ hay độ ẩm xung quanh quá cao hay quá thấp hay có sự thay đổi đột ngột đều có thể gây ảnh hưởng đến việc xử lý dữ liệu. Thay đổi nhiệt độ và điện đều gây ảnh hưởng đến tính chất của chíp điện tử và các linh kiện khác trên các bo mạch điện, gây hỏng hóc hay vận hành lỗi. Điều oái oăm là những lỗi như vậy thường khó phát hiện và kéo dài. Độ ẩm cao gây hỏng hóc vật liệu, dẫn đến các linh kiện và bo mạch mau hỏng. Độ ẩm thấp cũng làm hỏng dữ liệu và cả phần cứng máy móc.
Hệ thống làm mát
Những chiếc máy điều hòa nhiệt độ thương mại thông thường không được thiết kế để giải quyết những vấn đề trên. Hầu hết các máy lạnh thông thường này chưa đủ khả năng giải quyết được nhiệt độ phát ra từ hệ thống máy chủ của các phòng công nghệ. Trong khi đó các hệ thống làm mát không khí chuyên dụng (hay còn gọi là máy lạnh chính xác) được thiết kể để kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm. Chúng có độ bền cao, vận hành liên tục quanh năm, dễ dàng sửa chữa, linh họat cũng như có linh kiện dự phòng để đảm bảo cho phòng công nghệ hoạ động trong môi trường ổn định 24/7/365.
Các nhà cung cấp giải pháp nguồn tối thiết và làm mát chuyên nghiệp cho phòng công nghệ, trung tâm dữ liệu như Schneider Electric (hay trước đây được biết đến với thương hiệu APC) không chỉ cung cấp hệ thống làm mát chính xác mà còn giúp khách hàng triển khai các giải pháp làm mát hiệu quả với đa dạng công nghệ như làm mát bằng nước, không chí, dung môi làm lạnh, làm lạnh theo hàng, làm lạnh phòng, cơ chế đóng gói khí nóng,... khác.
Các giải pháp làm mát chính xác đầu ngành của Schneider Electric bao gồm InRow và Uniflair. Đơn cử Schneider Electric, trong một tài liệu hướng dẫn, đã có thể đưa ra 13 phương pháp tản nhiệt khác nhau cho phòng công nghệ. Ngày nay, tại Việt Nam, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận ra ý nghĩa của việc tiết kiệm điện. Có lẽ giờ đây bạn đã hiểu vì sao chúng ta không nên mang chiếc máy lạnh ở nhà vào làm mát cho phòng máy chủ của cơ quan.
Hệ thống làm lạnh APC InRow được thiết kế để tăng cường gấp đôi khả năng làm mát cho tải CNTT. Nhà vận hành Trung tâm dữ liệu muốn tăng cường hiệu suất hoặc khai thác máy chủ mật độ cao sẽ hưởng lợi từ thiết kế theo mô-đun của sản phẩm này. Hệ điều khiển thông minh của sản phẩm chủ động điều chỉnh tốc độ quạt và dòng lạnh phù hợp với độ tải nhiệt CNTT của thiết bị để tối đa hóa hiệu năng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của môi trường CNTT hiện nay. Loại trừ các điểm nóng gây ra bởi việc khai thác mật độ cao. |
Ý kiến bạn đọc