Cơ hội giúp phát triển thịnh vượng trong kỷ nguyên số

19:10, 23/08/2017
|

(VnMedia) - Trong bối cảnh các chính phủ và doanh nghiệp đang hết sức nỗ lực để đạt được các mục tiêu của Đề án Công nghệ thông tin - Truyền thông (CNTT-TT) tới năm 2020 của ASEAN, SAP nhận diện các cơ hội để giúp các tổ chức tại Việt Nam phát triển thịnh vượng trong kỷ nguyên số…

SAP SE vừa cho biết, họ đang khai thác nền tảng số cốt lõi, các công nghệ tương lai mạnh mẽ và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực Quy hoạch Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP) để giúp khách hàng biến mọi thứ trở nên số hóa, có thể lập trình được và thông minh hơn. Đây là một phần trong chiến lược tổng thể của công ty nhằm thúc đẩy chương trình sáng tạo và hỗ trợ quá trình số hóa cũng như hành trình chuyển đổi của khách hàng hướng tới công nghệ điện toán đám mây bằng danh mục giải pháp của SAP.

Đề án Quy hoạch CNTT-TT  tới năm 2020 của ASEAN được xây dựng và công bố bởi các Bộ trưởng Công nghệ Thông tin và Viễn thông của các quốc gia thành viên ASEAN vào Tháng 11 năm 2015 trong khuôn khổ kỳ họp Bộ trưởng Viễn thông và Công nghệ Thông tin ASEAN lần thứ 15 được tổ chức tại Việt Nam. Đề án quy hoạch 5 năm này đưa ra định hướng để các chính phủ và doanh nghiệp phát triển nền kinh tế số tại ASEAN trong giai đoạn từ 2016 đến 2020.

Theo Chương trình mục tiêu về phát triển CNTT của Việt Nam, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một nền kinh tế phát  triển nhanh, bền vững và có lợi nhuận với tỷ trọng doanh thu xuất khẩu lớn vào năm 2025. Lĩnh vực Công nghệ Thông tin (CNTT) sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng tối thiểu là 15%/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 trong các lĩnh vực phần mềm, dịch vụ số và dịch vụ CNTT cũng như thu hút thêm các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những lĩnh vực quan trọng, bao gồm cả phần cứng thiết bị điện tử và dịch vụ thuê ngoài kỹ thuật số. Ngoài ra, Việt Nam sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và đặt mục tiêu lọt vào Top 10 quốc gia cung cấp phần mềm và dịch vụ thuê ngoài kỹ thuật số trên thế giới.

Theo IDC, những tổ chức có thể khai thác và phân tích toàn bộ dữ liệu liên quan và cung cấp thông tin hỗ trợ ra quyết định có thể nâng cao lợi ích về năng suất lao động (trên cơ sở toàn cầu) tương ứng với 430 tỷ đô la so với những tổ chức ít ứng dụng công nghệ phân tích hơn trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

“Khi ngày càng có nhiều tổ chức tại khu vực Đông Nam Á số hóa ở mức độ cao hơn, họ không thể thoát ly khỏi thực tế đó. Khối lượng và mức độ chi tiết ngày càng tăng của những thông tin mà các doanh nghiệp thu thập được, sự phát triển của nội dung đa phương tiện, mạng xã hội và Internet Vạn vật (IoT) sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ về dữ liệu trong tương lai gần. Các chính phủ và doanh nghiệp đều cần phải chuẩn bị sẵn sàng để khai thác thông tin và biến chúng trở thành một năng lực cạnh tranh cốt lõi, nắm bắt những cơ hội mới về nâng cao hiệu quả, tiến bộ và lợi ích của khách hàng” - ông Chwee Kan Chua, Giám đốc Nghiên cứu Toàn cầu, Bộ phận Giải pháp BDA và Điện toán Biết nhận thức/Trí tuệ nhân tạo phát biểu.

Hiền Mai


Ý kiến bạn đọc