Các nhà thiên văn học cho rằng sự sống trên Trái Đất sẽ bị xóa sổ nếu một vụ nổ siêu tân tinh xảy ra quá gần hành tinh của chúng ta.
Các siêu tân tinh được tạo ra vào khoảnh khắc cuối cùng trong cuộc đời của các ngôi sao. Những vụ nổ khổng lồ này có thể quét sạch các ngân hà và các hành tinh bên trong. Liệu chúng ta có nên lo ngại về một vụ nổ siêu tân tinh xảy ra quá gần Hệ Mặt Trời?
Theo Business Insider, vũ trụ có thể là một nơi nguy hiểm cho cuộc sống. Cứ mỗi 50 năm, một ngôi sao sẽ nổ tung trong thiên hà của chúng ta. Những vụ phun trào mạnh mẽ đó được gọi là siêu tân tinh. Chúng phát ra năng lượng trong một khoảnh khắc mà Mặt Trời phải mất 1 triệu năm để tạo ra. Nếu một siêu tân tinh tới gần… sự sống trên Trái Đất sẽ bị quét sạch. Nhưng khoảng cách là bao xa khiến điều này xảy ra?
Các nhà thiên văn ước tính sự sống trên Trái Đất sẽ bị xóa sổ nếu một vụ nổ siêu tân tinh xảy ra trong phạm vi 50 năm ánh sáng.
Trái Đất đang di chuyển qua vùng không gian có hình hạt lạc gọi là vùng “Bóng địa phương”. Khoảng 10 triệu năm trước, các nhà thiên văn học cho rằng một cụm các ngôi sao xung quanh Trái Đất trở thành siêu tân tinh, phun ruột khí khắp thiên hà, tạo ra vùng “Bóng địa phương”. Thông thường, vùng “Bóng địa phương” không có gì đáng lo ngại. Nhưng theo các ước tính gần đây, khí dư này có thể phóng đại tác dụng gây chết người của một siêu tân tinh thông qua việc tăng lượng bức xạ năng lượng cao chạm tới Trái Đất.
Lần cuối cùng Trái Đất bị ảnh hưởng bởi một siêu tân tinh là khoảng 1,7-2,3 triệu năm trước. Vụ nổ này xảy ra cách Trái Đất 325 năm ánh sáng – xa hơn 6,5 lần so với vùng an toàn hiện nay nhưng Trái Đất vẫn bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, khi ở độ sáng nhất, siêu tân tinh sẽ chiếu sáng toàn bộ thiên hà. Nên ít nhất chúng ta sẽ thấy dấu hiệu trước khi vụ nổ xảy ra.
(Theo Báo Tin tức)
Ý kiến bạn đọc