Dự kiến, loạt iPhone đầu tiên sẽ được lắp ráp tại công ty Wistron Corp, Bangalore, Ấn Độ – thung lũng Silicon của châu Á.
Sau một thời gian dài đàm phán, chính quyền bang Karnatak đã đi đến ký kết thỏa thuận với phía “Nhà Táo”. Bộ trưởng Công nghệ thông tin của bang, ông Priyank Kharge chính thức tuyên bố: “Điện thoại iPhone của Apple sẽ được sản xuất tại Bangalore và tất cả các thiết bị này đều hướng đến mục tiêu phục vụ nhu cầu trong nước”.
Mặc dù phía Apple vẫn chưa đưa ra bất cứ thông báo chính thức nào về sự kiện này và chưa đưa ra khung thời gian sản xuất nhưng đây được xem là tin vui với người dân Ấn Độ, đặc biệt là những tín đồ của “Táo Khuyết”.
Công ty Wistron (Ấn Độ) sẽ là nơi lắp ráp Apple iPhone. |
Địa điểm lắp ráp iPhone là công ty Wistron Corp, Bangalore. Vùng đất này được xem là nơi phù hợp cho việc lắp ráp thủ công của Apple và sẽ mang đến nguồn lợi lớn cho công ty điện tử Đài Loan – Wistron. Ngoài ra, Apple cũng sẽ “bắt tay” với các đối tác tuyền thống khác như Foxconn sau khi dự án sản xuất được mở rộng.
Tuy nhiên, thỏa thuận trên sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ yêu cầu pháp lý của phía Ấn Độ: các nhà bán lẻ nước ngoài phải mua 30% giá trị sản phẩm từ các nhà cung cấp nội địa nước này. Trong khi đó, mục tiêu của “ông trùm” công nghệ là hướng đến mở rộng thị trường tại quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới. Vì vậy, trong quá trình đàm phán, Apple vừa phải đáp ứng yêu cầu từ phía Ấn Độ, vừa đẩy mạnh phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ của mình.
Giám đốc điều hành của Apple – Tim Cook đã nhấn mạnh: Ấn Độ là một thị trường tốt. Hiện nay, thị trường Trung Quốc đã trở nên bão hòa do có quá nhiều hãng smartphone cạnh tranh. Việc phát triển hệ thống cửa hàng ở các quốc gia đang phát triển tuy gặp nhiều khó khăn hơn (đặc biệt ở Ấn Độ) nhưng sẽ đem lại nguồn lợi lớn.
Apple có xu hướng mở rộng nhà máy sản xuất tại các quốc gia đang phát triển. |
Theo thống kê, trong năm 2016, tổng số lô hàng xuất khẩu tới Việt Nam chỉ đạt 2,6 triệu đơn vị nhưng đã giúp thương hiệu này đứng vững trên thị trường, lấn át các “đối thủ” khác, kể cả Samsung. Tuy vậy, Ấn Độ là nơi mà Apple iPhone hướng đến vì có nhu cầu sử dụng các thiết bị cao cấp lớn hơn. Quá trình xây dựng nhà máy lắp ráp mới không chỉ giúp hãng mở rộng quy mô sản xuất mà còn kích thích tăng trưởng cho 766 nhà cung cấp khác, mở rộng quan hệ với các đối tác mới từ Ấn Độ, đem đến nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương.
Tập đoàn công nghệ có trụ sở tại Cupertino còn bị cáo buộc đặt ra một số điều kiện với phía chính quyền nước này, trong đó có chính sách miễn thuế nhập khẩu linh kiện và thiết bị trong suốt 15 năm. Bù lại, thủ tướng Ấn Độ - Narendra Modi yêu cầu, những chiếc iPhone xuất xưởng tại quốc gia tỷ dân sẽ được gắn mác “Made in India”.
Ý kiến bạn đọc