Robot đưa tin ở Nhật Bản. |
Công nghệ vạn vật kết nối internet và nhà thông minh
Mạng lưới vạn vật kết nối internet (Internet of Things - IoT) là một xu hướng công nghệ thông tin mới trên thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình. Tất cả đều có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người hay người với máy tính. Kết quả của công nghệ này là sự liên kết của công nghệ nhà thông minh trong nhiều năm tới.
Hy vọng , các "ông lớn" trong lĩnh vực công nghệ mới mẻ này như Google, Amazon và Apple sẽ hợp tác với nhau để giúp người dùng thực sự có được một sự trải nghiệm công nghệ liền mạch.
AR và VR
Năm 2016 chứng kiến một số bước tiến quan trọng trong công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) và công nghệ thực tế ảo (VR). Kéo theo đó là sự ra đời của thiết bị thực tế ảo Oculus Rift và hàng ngàn ứng dụng cùng các trò chơi VR theo sau, ví dụ như sự bùng nổ của trò chơi Pokémon Go.
Thị trường công nghệ đã sẵn sàng cho AR và VR với hy vọng chúng sẽ thực sự cất cánh vào năm sau.
Máy học
Máy học (Machine learning)- một phần của trí tuệ nhân tạo- đã có một số bước tiến lớn trong vài năm qua, thậm chí nổi lên thành một công cụ hỗ trợ và tăng cường thuật toán trong công cụ tìm kiếm cốt lõi của Google. Nhưng người ta vẫn chỉ nhìn thấy nó trong phạm vi giới hạn của một ứng dụng.
Tự động hóa
Tự động hóa được dự đoán là sẽ trở thành một trụ cột lớn trong ngành công nghệ năm 2017, cho phép máy móc tự động thực hiện những nhiệm vụ vốn dĩ là của con người.
Vài năm nay, đã xuất hiện các robot nhà báo có thể đưa tin. Khi tự động hóa được kết hợp với máy học, tất cả mọi thứ có thể sẽ được cải thiện nhanh hơn, vì vậy năm 2017 có khả năng sẽ là một năm thực sự mang tính bước ngoặt của công nghệ tự động hóa.
Thuần hóa Big Data
Big Data (dữ liệu lớn) đã trở thành một chủ đề lớn trong 5 năm qua, khi nó dần trở thành một từ thông dụng. Ý tưởng này là một sự tổng hợp từ khối lượng rất lớn dữ liệu có thể giúp chúng ta tất cả mọi việc, từ lập kế hoạch điều trị cho người bệnh cho tới thực hiện các chiến dịch tiếp thị.
Nhưng sức mạnh lớn nhất của Big Data- đó là cơ sở định tính, số liệu- cũng chính là điểm yếu của nó. Trong năm 2017, người hy vọng sẽ thấy những tiến bộ trong việc thuần hóa "con quái vật" Big Data, khiến nó đến gần hơn với chúng ta.
Tích hợp vật chất hữu hình-kỹ thuật số
Các thiết bị di động đã dần dần trở thành một phần công nghệ thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày, khiến cho chúng ta có thể tiếp cận với thông tin thực tế vô hạn trong thế giới thực. Chúng ta đã có những hình thức như mạng bán hàng trực tuyến, cho phép khách hàng trực tuyến để mua và nhận sản phẩm tại một địa điểm bán lẻ hữu hình, nhưng mức độ tiếp theo sẽ còn là sự tích hợp thêm giữa thực tại hữu hình và kỹ thuật số.
Các thương hiệu trực tuyến (như Amazon) sẽ tung ra các sản phẩm hữu hình nhiều hơn, giống như nút Dash (một thiết bị cho phép người dùng mặc định bấm đặt hàng tự động một khối lượng sản phẩm nhất định được cài đặt trước) và các thương hiệu hữu hình (như Walmart) sẽ bắt đầu có nhiều hơn các tính năng kỹ thuật số, giống như bản đồ cửa hàng và thử nghiệm sản phẩm.
Mọi thứ đều theo yêu cầu
Nhờ các thương hiệu như Uber, con người đang nhận được tất cả mọi thứ theo yêu cầu thông qua các ứng dụng điện thoại. Trong năm 2017, người ta hy vọng điều này sẽ phát triển hơn nữa. Có hàng nghìn ứng dụng có sẵn để có thể đặt xe, giao hàng thực phẩm và thậm chí là tìm một nơi để ở lại qua đêm.
Tại Hội nghị Internet Thế giới vừa diễn ra tại Wuzhen, Trung Quốc, Ban Tổ chức đã chọn ra Tốp 15 nền tảng khoa học công nghệ đột phá của năm 2016 từ 60 sáng kiến công nghệ từ khắp nơi trên thế giới.
Theo kết quả công bố, giải pháp Industrial CyberSecurity 2016- giải pháp chuyên biệt bảo vệ cơ sở hạ tầng công nghiệp quan trọng- của Kaspersky Lab đã đứng đầu danh sách này, theo sau là 14 sáng kiến của những tập đoàn lớn như IBM, Microsoft, Baidu, Tesla, Samsung...
Những công nghệ nổi tiếng cũng góp mặt trong danh sách này, có thể kể đến như kính thực tế ảo Hololens của Microsoft, vi xử lý Kirin 960 SoC của Huawei, hệ thống tự lái Autopilot 2.0 do Tesla phát triển dành cho xe tự lái...
Theo Chính phủ
Ý kiến bạn đọc