Cho đến thời điểm này, OnePlus 3T vẫn được mệnh danh là kẻ tiêu diệt flaship, nhờ hiệu năng mạnh tương đương, thiết kế đẹp, pin tốt và giá thấp hơn đáng kể. Vậy so với Google Pixel XL liệu OnePlus 3T có tiếp tục thể hiện "bản lĩnh" của mình.
Thiết kế:
OnePlus 3T có kích thước 152,7 x 74,7 x 7,35 mm và trọng lượng 159 gram, đó là hẹp hơn, mỏng hơn và nhẹ hơn so với đối thủ Google Pixel XL (kích thước 154,7 x 75,74 x 8,6 mm, trọng lượng 168 gram). Tuy nhiên điều thú vị ở chỗ cả hai thiết bị đều có cùng kích thước màn hình 5,5 inch và đều sở hữu vỏ nhôm.
Tuy nhiên Pixel XL không phải kiểu thiết kế vỏ nhôm nguyên khối như OnePlus 3T, thay vào đó mặt lưng của máy gồm một tấm kim loại nguyên khối ở phía dưới ghép cùng một mảnh kính cường lực sát bên trên che phủ cho camera và cảm biến vân tay. Tất nhiên Pixel XL vẫn sở hữu khung kim loại rất cứng cáp với các góc bo tròn nhiều hơn.
So với đối thủ thì mặt lưng của OnePlus 3T lại bo cong ở hai cạnh nên tạo cảm giác ôm tay hơn khi cầm, tuy nhiên hơi tiếc camera của máy lại lồi nên nếu không bảo vệ tốt có thể bị trầy mặt kính.
Thêm một điểm khác biệt đáng chú ý nữa đó là cảm biến vân tay của OnePlus 3T thì tích hợp vào phím cứng home ở mặt trước, trong khi trên Pixel XL lại bố trí ở mặt lưng. Thử nghiệm thực tế còn cho thấy, cảm biến vân tay trên OnePlus 3T mở khóa nhanh hơn nhiều so với Pixel XL.
Dù vậy màn hình của cả hai máy đều được bảo vệ bằng kính cường lực Gorilla Glass 4 và đều có khả năng chống nước nhẹ.
Một tính năng độc quyền chỉ có trên OnePlus 3T là nút Mute ở cạnh trái, cho phép người dùng chuyển đổi giữa ba cấu hình âm thanh khác nhau gồm: “ None” để vô hiệu hóa tất cả các thông báo, “Priority” cho phép các thông báo từ các liên hệ ưu tiên và “All” cho phép hiển thị tất cả các thông báo.
Màn hình
Cả OnePlus 3T và Google Pixel XL đều sở hữu màn hình kích thước 5,5 inch, điện thoại của OnePlus có độ phân giải chỉ Full HD (1.080 × 1.920 pixel), mật độ điểm ảnh là 401 ppi và đây chính là một trong những yếu tố góp phần giảm giá bán của thiết bị. Trong khi điện thoại của Google có độ phân giải cao hơn 2K (1.440 × 2.560 pixel), mật độ điểm ảnh cao hơn là 534 ppi. Nhưng màn hình của cả hai đều sử dụng tấm nền AMOLED.
Điều đó có nghĩa, màn hình của Pixel XL sẽ cung cấp hình ảnh sắc nét và sinh động hơn so với OnePlus 3T, như vậy nó sẽ mang đến trải nghiệm giải trí như duyệt ảnh, xem phim … tốt hơn so với đối thủ. Mặc dù vậy sự khác biệt này
Pin
OnePlus 3T được trang bị công nghệ sạc nhanh Dash Charge sử dụng với củ sạc đi kèm với thời gian sạc pin của thiết bị chỉ gần 100 phút, nhanh hơn so với Google Pixel XL một chút.
Tuy nhiên thời gian sạc của Google Pixel XL cũng không thua xa, bởi máy hỗ trợ rất nhiều công nghệ sạc nhanh của bên thứ ba sử dụng cáp USB-C và cả Quick Charge 3.0 từ Qualcomm.
OnePlus 3T sử dụng viên pin dung lượng 3.400mAh, thấp hơn chỉ 50mAh so với Pixel XL, vì vậy thời gian sử dụng là tương tự. Nếu sử dụng ở mức trung bình thì gần 2 ngày là hoàn toàn có thể được, nếu sử dụng các tác vụ nặng thì hết một ngày mới cần sạc lại.
Hiệu năng
Thêm một điểm chung thú vị giữa OnePlus 3T và Pixel XL đó chính là đều sử dụng bộ vi xử lý Snapdragon 821, đều sử dụng bộ nhớ trong chuẩn tốc độ cao UFS 2.0 với dung lượng tùy chọn 64GB/128GB và 32GB/128GB tương ứng. Tuy nhiên chỉ có OnePlus 3T có bộ nhớ RAM khủng lên tới 6GB.
Trả nghiệm thực tế cho thấy việc OnePlus 3T sử dụng màn hình Full HD trong trường hợp này lại đem tới một hiệu suất đồ họa tốt hơn rất nhiều so với Pixel XL sử dụng màn hình QHD, do đó khả năng chiến các game nặng là điều hoàn toàn dễ dàng đối với OnePlus 3. Tuy nhiên quá trình sử dụng hàng ngày thì gần như rất khó phát hiện được sự khác biệt giữa hai máy, bởi mọi thao tác đều rất trơn tru.
Còn về khả năng đa nhiệm, trơn mượt “không thể tốt hơn” chính là điều mà OnePlus 3T sẽ mang đến cho người dùng do sở hữu bộ nhớ RAM khủng. Người dùng có thể khởi động nhiều ứng dụng cùng một lúc, kể cả các ứng dụng đồ họa nặng thì sẽ không cần phải tải lại mỗi khi cần tới.
Camera
Mặc dù hiệu năng, thời lượng pin là không có sự khác biệt nhiều, nhưng chất lượng ảnh chụp lại thể hiện sự khác biệt rõ ràng nhất giữa hai.
OnePlus 3T có camera chính độ phân giải 16 megapixel với kích thước điểm ảnh 1,1 μm, ống kính khẩu độ f/2.0 đi kèm tính năng ổn định hình ảnh quang học OIS. Trong khi camera chính của Google Pixel XL độ phân giải chỉ 12 megapixel, ống kính cùng khẩu độm không có tính năng OIS nhưng kích thước điểm ảnh 1,55 μm lớn hơn. Chính vì vậy mức độ chi tiết của ảnh chụp có thể OnePlus 3T nhỉnh hơn nhưng khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu thì Pixel XL lại tốt hơn hẳn.
Camera chính của cả hai máy đều tạo ra được những bức ảnh chụp đẹp trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, mặc dù ảnh chụp từ Pixel XL sáng hơn, hình ảnh sống động hơn nhưng màu sắc ấm hơn một chút. OnePlus 3T thì xử lý kém hơn một chút với ảnh chuyển động khi hiện tượng mờ sẽ xuất hiện xung quanh các cạnh của bức ảnh.
Ảnh chụp từ camera OnePlus 3T |
Ảnh chụp từ camera Google Pixel XL |
Ảnh chụp từ camera OnePlus 3T |
Ảnh chụp từ camera Google Pixel XL |
Trong điều kiện ánh sáng thấp, sự khác biệt thậm chí còn ấn tượng hơn khi ảnh chụp từ điện thoại của Google có độ chi tiết cao hơn, màu sắc đẹp hơn và tỉ lệ noise thấp hơn.
Ảnh chụp từ camera OnePlus 3T |
Ảnh chụp từ camera Google Pixel XL |
Ảnh chụp từ camera OnePlus 3T |
Ảnh chụp từ camera Google Pixel XL |
Cuối cùng, OnePlus 3T thi thoảng vẫn có thể chụp được những bức ảnh rất đẹp, tuy nhiên chế độ HQ sẽ giúp các bức ảnh có nhiều chi tiết hơn và đẹp hơn với chất lượng ổn định hơn. Tuy nhiên xét về tổng thể thì camera của Pixel XL vẫn trên cơ so với điện thoại của OnePlus.
Kết luận
Như chúng ta có thể thấy Google Pixel XL có mức giá đắt hơn so với OnePlus 3T, tuy nhiên không vì thế mà điện thoại của Google vượt xa đối thủ của mình. Thực tế Pixel XL đắt tiền hơn là nằm ở phần mềm độc quyền, khả năng chụp ảnh và quay video 4K tốt hơn mà thôi. Trong khi thiết kế, hiệu năng và thời lượng pin giữa hai thiết bị thì không có sự khác biệt nhiều. Như vậy bạn đã biết nên lựa chọn thiết bị nào để sử dụng cho phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.
Hoàng Thanh
Ý kiến bạn đọc