(VnMedia) - Nếu xảy ra va chạm, vụ nổ này có thể nguy hiểm gấp 10 lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Nagasaki, Nhật Bản năm 1945.
Một vật thể to bằng tòa nhà 10 tầng vừa trượt ngang, sút va vào Trái Đất hôm qua, ngày 9/1, theo Business Insider. Tiểu hành tinh này có đường kính từ 15-34 mét và chuyển động hướng gần Trái Đất với vận tốc kinh hoàng 16km mỗi giây được đặt tên là 2017 AG13 chỉ vừa được phát hiện hôm thứ bảy 7/1 bởi Đại học Arizona.
Ảnh minh họa |
Tiểu hành tinh này khi bay qua cách Trái đất khoảng 200.000 km, bằng nửa khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái đất, vào 7 giờ 47 phút sáng 9/1 (giờ Mỹ) và suýt va vào Trái đất.
Eric Feldman, nhà thiên văn học thuộc đài quan sát Slooh cho biết: “Tiểu hành tinh này di chuyển rất nhanh, rất gần với chúng ta. Quỹ đạo bay của nó có hình êlíp và đã bay qua quỹ đạo của hai hành tinh là sao Kim và Trái đất”.
Ông nói thêm tiểu hành tinh 2017 AG13 có kích thước xấp xỉ với kích thước của tiểu hành tinh phát nổ trên bầu trời Chelyabinsk của Nga hồi năm 2013. Vì vậy, nếu 2017 AG13 va vào Trái đất sẽ gây ra thiệt hại tương tự. Vụ nổ trên bầu trời Chelyabinsk của Nga hồi năm 2013 làm các cửa sổ vỡ vụn, các tòa nhà bị hư hỏng trên diện rộng và hơn 1.000 người được cho là bị thương.
Tiểu hành tinh phát nổ trên bầu trời Chelyabinsk của Nga hồi năm 2013 |
Các nhà nghiên cứu tại ĐH Purdue đã mô phỏng một “Tác động Trái đất” tính toán rằng nếu xảy ra một vụ va chạm trên vũ trụ của một tảng đá không gian có kích thước như AG13, nó sẽ phát nổ thành từng mảnh nhỏ. Giải phóng năng lượng gấp 10 lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Nagasaki, Nhật Bản năm 1945, theo Sputnik. Mặc dù phát nổ trên không trung nhưng các mảnh vỡ có thể rơi xuống bề mặt Trái Đất và gây thương tích cũng như tổn thất cho con người.
Dự kiến ngày 28/12 năm nay, một tiểu hành tinh khác sẽ bay sát Trái đất. Tiểu hành tinh khác nhau về kích thước, độ sáng và quỹ đạo nên rất khó trong việc nhận diện và theo dõi, theo Daily Mail.
Ý kiến bạn đọc