Trung tâm Minh bạch và an ninh mạng của Microsoft có gì đặc sắc?

14:43, 04/10/2016
|

(VnMedia) - Đây là tổ hợp đầu tiên tập trung toàn bộ năng lực của Microsoft sẽ giúp khách hàng Châu Á - Thái Bình Dương có được tiếp cận hoàn thiện một cửa nhằm phục vụ nhu cầu về an toàn an ninh cho cả khối nhà nước lẫn tư nhân, từ đó xây dựng một môi trường điện toán an toàn tin cậy…

>> Microsoft đầu tư mạnh cho phòng chống tội phạm mạng tại Châu Á - TBD

VnMedia đã phỏng vấn ông Eric Lam, Giám đốc khối An ninh Doanh nghiệp, Microsoft Châu Á xung quanh sự kiện này.

- Xin ông chia sẻ những điểm nổi bật nhất về Trung tâm Minh bạch và An ninh mạng Châu Á - Thái Bình Dương vừa được ra mắt?

Trung tâm Minh bạch là một nền tảng của chương trình bảo mật chính phủ (GSP) lâu đời của Microsoft, nhằm cung cấp cho các cơ quan chính phủ tham gia chương trình cơ hội được xem các mã nguồn sản phẩm của Microsoft, truy cập các thông tin về đe dọa an ninh mạng hay các lỗ hổng và có được những lợi ích từ chuyên môn cũng như tầm nhìn về an ninh chuyên nghiệp của Microsoft.

Singapore là nơi được lựa chọn vì đây là Trung tâm văn phòng của Microsoft tại Châu Á Thái Bình Dương. Tại đây, Microsoft có thể tập trung được các tài nguyên và nguồn lực nhân sự để hỗ trợ các chính phủ và doanh  nghiệp.

ông Eric Lam, Giám đốc khối An ninh Doanh nghiệp, Microsoft Châu Á.
ông Eric Lam, Giám đốc khối An ninh Doanh nghiệp, Microsoft Châu Á.

- Microsoft đầu tư hơn 1 tỉ đô la mỗi năm cho lĩnh vực An ninh, ông có thể chi tiết hơn về đầu tư này không?

Trong tháng 11/2015, Microsoft đã công bố về việc ra mắt Trung tâm vận hành mạng Quốc phòng (C-DOC) toàn cầu, giúp tập trung chuyên gia phản ứng về an ninh từ toàn công ty tại một nơi, nhằm bảo vệ, phát hiện và đối phó với các hiểm họa toàn thời gian, 24h suốt tuần, bảo vệ tài nguyên nội bộ, cơ sở hạ tầng đám mây, các dịch vụ khách hàng trực tuyến, thiết bị và sản phẩm. Trung tâm sẽ kết nối trực tiếp tới hàng ngàn chuyên viên an ninh, các nhà khoa học dữ liệu và các kỹ sư sản phẩm Microsoft để luôn có đáp ứng kịp thời và các giải pháp tối ưu với các hiểm họa bảo mật.

Trung tâm cũng được thông báo bởi hàng ngàn tỉ điểm truy cập dữ liệu nhờ mạng lưới rộng lớn cảm biến, thiết bị, các bộ nhận dạng và thông tin liên lạc, các trung tâm sử dụng phần mềm tự động, Máy học, phân tích hành vi và pháp y để tạo ra một biểu đồ an ninh thông minh. Những thông tin chi tiết này giúp Trung tâm kết nối tới các điểm, sau đó phân tích và phối hợp khắc phục.

Microsoft mới đây cũng đã thành lập nhóm An ninh mạng Doanh nghiệp (ECG) - một nhóm các chuyên gia an ninh chuyên dụng toàn cầu chuyên cung cấp các giải pháp bảo mật, chuyên môn và dịch vụ giúp trao quyền cho các tổ chức hiện đại hóa nền tảng CNTT, di chuyển lên điện toán đám mây an toàn và đảm bảo dữ liệu được bảo mật.

Microsoft cũng có một vài sáp nhập trong năm vừa qua, cụ thể là:

• Trong tháng 11/2015, Microsoft mua Secure Islands để gia tăng năng lực hỗ trợ khách hàng bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp dù lưu trữ tại điểm hay trên đám mây Microsoft qua Office 365 và Azure, hoặc trên dịch vụ của đối tác hoặc từ các thiết bị Windows, iOS hay Android.  Công nghệ Secure Islands sẽ tăng cường năng lực bảo vệ dữ liệu nhờ Azure Rights Management Service (RMS), nhờ các giải pháp bảo mật đám mây của Microsoft. Hơn thế, công nghệ này sẽ tích hợp vào RMS để đưa ra một kiến trúc linh hoạt giúp đảm bảo các chỉ tiêu hà khắc và quy định cần phải tuân thủ.

• Tháng 9/2015, Microsoft mua Adallom, công nghệ giúp mở rộng trên Active Directory giúp khách hàng có tầm nhìn và kiểm soát trên toàn bộ các ứng dụng, dữ liệu công ty dù lưu trữ ở đám mây Microsoft hay đối tác khác.

Tháng 2/2015, Microsoft ra mắt Trung tâm vệ tinh Phòng chống tội phạm mạng ở Singapore, một điểm vệ tinh của Trung tâm Phòng chống tội phạm mạng tại Redmond, Mỹ. 

Trung tâm đã phục vụ như một điểm trung chuyển các sáng kiến phòng chống tội phạm mạng xuyên suốt khu vực thông qua quan hệ đối tác công-tư và hợp tác đa ngành bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á, cũng như Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc và New Zealand. Trung tâm cũng cộng tác với Interpol để phá sập ít nhất ba botnet và cung cấp chứng chỉ PhotoDNA cùng các hoạt động pháp y mạng cùng Interpol và cảnh sát địa phương. Ngoài ra, những nghiên cứu của Trung tâm cũng sẽ là tiêu chí để thiết kế các sản phẩm và dịch vụ mới phù hợp và đảm bảo nhất cho nhu cầu khách hàng. Tiêu biểu nhất là Windows Hello cho Windows 10 hay các giải pháp cho IoT.

- Chương trình GSP của Microsoft là gì và Việt có lợi ích gì khi gia nhập GSP

GSP là tên viết tắt của Chương trình Bảo mật chính phủ của Microsoft. Trung tâm Minh bạch là một nền tảng của chương trình bảo mật chính phủ (GSP) lâu đời của Microsoft, nhằm cung cấp cho các cơ quan chính phủ tham gia chương trình cơ hội được xem các mã nguồn sản phẩm của Microsoft, truy cập các thông tin về đe dọa an ninh mạng hay các lỗ hổng và có được những lợi ích từ chuyên môn cũng như tầm nhìn về an ninh chuyên nghiệp của Microsoft.  Gần 40 quốc gia và các tổ chức quốc tế bao gồm 10 thành viên từ châu Á hiện nay đã tham dự vào chương trình GSP. Cụ thể là Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, New Zeland, Việt Nam, Singapore, Thái Lan và Malaysia. 

Phạm Lê (thực hiện)


Ý kiến bạn đọc