(VnMedia) - Theo nguồn tin của một công ty IHS Markit, nếu tính giá thành từng linh kiện bên trong iPhone 7, thì tổng chi phí của thiết bị này chỉ vào khoảng 219 USD, thấp hơn nhiều so với giá bán hiện tại của Apple.
Theo đó, tất cả các linh kiện của một chiếc iPhone 7 với dung lượng 32GB được ước tính có giá khoảng 219 USD (khoảng 4,9 triệu đồng), trong đó bộ phận đắt đỏ nhất của thiết bị này chính là hệ thống màn hình có giá là 43 USD. Thêm khoảng 5 USD cho các chi phí lắp ráp và thử nghiệm, thì tổng chi phí cấu thành 1 chiếc iPhone 7 32 GB là 244,9 USD (gần 5,5 triệu đồng).
Trong khi đó, tại Anh, giá bán khởi điểm của iPhone 7 là £599 (trên 17 triệu đồng), cao hơn giá bán ban đầu của iPhone 6s là £60 (khoảng 1,7 triệu đồng), mặc dù chi phí để làm ra chiếc iPhone mới nhất chỉ cao hơn so với chiếc cũ là 36,89 bảng Anh, mà khoản giá thành chênh lệch giữa hai thiết bị này là bắt nguồn từ việc Apple nâng cấp camera, dung lượng pin và tốc độ vi xử lý nhanh hơn.
Tại Hoa Kỳ, giá bán lẻ của iPhone 7 là 649 USD, ngang bằng với giá khởi điểm của iPhone 6.
Apple có lợi nhuận tốt hơn một chút về thiết bị cầm tay của mình hơn so với Samsung, IHS Markit cho biết, nhưng chi phí sản xuất cho iPhone 7 là "trong dòng" với điện thoại thông minh hàng đầu Galaxy của Samsung.
Theo các chuyên gia của công ty IHS Markit, so với Samsung, lợi nhuận mà Apple thu về từ các smartphone luôn tốt hơn, trong khi chi phí sản xuất các thiết bị như iPhone 7 của Apple lại không cao hơn, thậm chí là chỉ ngang bằng so với chi phí mà Samsung đầu tư để sản xuất các model cao cấp Samsung Galaxy. Không những thế, Apple còn kiếm lợi nhuận “khủng” từ các thiết bị phần cứng, dù cho chi phí nguyên vật liệu ban đầu cũng chẳng đáng là bao.
Giá xé lẻ các linh kiện, phụ kiện không bao gồm thời gian cũng như chi phí thử nghiệm, nghiên cứu phần mềm và vận chuyển. Nhưng kết quả chung cuộc là Apple vẫn đưa ra mức chi phí sản xuất thiết bị của mình cao hơn so với những gì mà các công ty bên ngoài tính toán.
Theo CEO của Apple - Tim Cook, những mức giá xé lẻ linh kiện mà các công ty bên ngoài đưa ra là khác xa so với thực tế và hoàn toàn không tìm thấy ở bất cứ đâu. Các phiên bản iPhone 6, 5s và 5 đều có mức chi phí sản xuất là khoảng 200 USD/thiết bị, trong khi tổng giá thành các linh kiện bên trong của phiên bản iPhone SE cũng chưa đến 160 USD (khoảng 3,6 triệu đồng).
“Mổ xẻ” linh kiện bên trong iPhone 7
Như đã nói ở trên, màn hình hiển thị là bộ phận đắt nhất trên iPhone 7 với giá thành là 43 USD, modem và chip của Intel có tổng giá thành là 33,9 USD. Bên cạnh đó, chip A10 Fusion mới có chi phí là 26,9 USD và hai máy ảnh có giá là 19,9 USD. Có lẽ, đáng ngạc nhiên nhất đến từ bộ phận pin 1.920mAh mở rộng của thiết bị với mức giá là 2,5 USD và tai nghe EarPods Lightning cũng như cổng sạc có giá 11,8 USD.
Giá bán của iPhone 7 ở các “cường quốc” thì đã rõ, trong khi đó tại Việt Nam giá bán iPhone 7 thấp nhất hiện nay khoảng trên 17 triệu đồng 32 GB cho mọi loại màu sắc. Hiện trên thị trường xuất hiện cả hai nguồn hàng iPhone 7 là hàng chính hãng và xách tay, nên lựa chọn loại nào? Các bạn mua hàng xách tay cần phải lưu tâm đến một số vấn đề như: nguồn gốc của máy xách tay có thể là từ Apple Store hay nhà mạng với máy mới, nhưng cũng có thể là trung tâm bảo hành hay hàng được dựng lại từ Trung Quốc. Nhìn chung, rất khó để xác định chính xác nguồn gốc thực sự của máy xách tay.
Còn với hàng chính hãng thì hiện nay có bốn đơn vị được phép nhập khẩu iPhone chính hãng tại Việt Nam là FPT Trading, FPT Shop, Thế Giới Di Động và Digiworld. iPhone do bốn đơn vị này được nhập khẩu trực tiếp từ Apple, đều phải thông qua sự cấp phép và giám sát của Cục Xuất nhập khẩu, thuộc Bộ Công Thương. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi chiếc iPhone chính hãng về Việt Nam sẽ phải chịu một khoản thuế theo quy định của nhà nước, khiến mức giá cao hơn hàng xách tay (vốn đa số trường hợp là trốn thuế). Bù lại, người dùng có thể đảm bảo rằng máy luôn có nguồn gốc rõ ràng, với thông tin về đơn vị xuất/nhập khẩu được ghi rõ tên bao bì.
Hoàng Thanh
Ý kiến bạn đọc