(VnMedia) - Các phần mềm độc hại, nghe lén, lừa đảo đang hàng ngày, hàng giờ nhắm vào người dùng các thiết bị di động, WiFi và USB. Việc giữ an toàn khi kết nối mạng luôn khiến nhiều người cảm thấy bất nản chí.
Mỗi tháng hoặc lâu hơn thế lại có một vụ tấn công mạng khiến hàng triệu người bị ảnh hưởng, điển hình như vụ TalkTalk năm 2015 và LinkedIn năm 2016.
Các phần mềm độc hại, nghe lén, lừa đảo đang hàng ngày, hàng giờ nhắm vào người dùng các thiết bị di động, WiFi và USB. Việc giữ an toàn khi kết nối mạng luôn khiến nhiều người cảm thấy bất nản chí, nhưng với một số cách làm sau đây, bạn hoàn toàn có thể cải thiện khả năng bị tấn công mạng.
Không sử dụng một mật khẩu cho nhiều hơn 2 kết nối mạng
Rất nhiều người trong số chúng ta đều có chung một sai lầm “chết người” là dùng 1 mật khẩu cho tất cả các tài khoản kết nối mạng trong nhiều năm và đáng tiếc hơn nữa là lại sử dụng những mật khẩu thuộc nhóm “25 mật khẩu phổ biến dễ bị hack nhất” như “123456 ”, “password” và “abc123”. Cách tốt nhất để giữ an toàn cho các tài khoản trực tuyến như tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội là không bao giờ sử dụng cùng một mật khẩu cho hai tài khoản. Bên cạnh đó, phải dùng những thủ thuật để chọn một mật khẩu mạnh mà người khác không thể đoán ra và kích hoạt chúng thông qua một phần mềm thử mật khẩu.
Mỗi khi tạo một mật khẩu riêng biệt cho từng tài khoản trực tuyến, bạn lưu chúng trong các ứng dụng quản lý mật khẩu như DashLane, 1Password or LastPass. Những dịch vụ quản lý mật khẩu này rất an toàn, tiết kiệm thời gian và có thể tạo ra các từ khóa một cách ngẫu nhiên. Khi bạn tạo ra một bộ tài khoản đăng nhập an toàn sẽ đảm bảo bạn không chia sẻ mật khẩu của mình với bất kỳ ai.
Kiểm tra xem khả năng bạn đã bị hack hay chưa
Bạn đang lo lắng về khả năng mình đã bị tin tặc “ghé thăm” hoặc các thông tin cá nhân của bạn đã bị đánh cắp, đã bị chiếm quyền sử dụng… Trước khi, đăng nhập vào một tài khoản trực tuyến bất kỳ, bạn có thể sử dụng dịch vụ pwned để kiểm tra xem liệu tài khoản đó của mình đã bị xâm nhập bất hợp pháp hay chưa? Bạn nhập địa chỉ email hoặc tên tài khoản vào thanh tìm kiếm và ứng dụng sẽ cho bạn biết mình có phải là nạn nhân của tin tặc hay không?
Thường xuyên cập nhật phần mềm mới nhất
Việc thường xuyên tải bản cập nhật mới nhất cho phần mềm cũng là một cách tốt để bảo vệ chính mình. Các bản cập nhật phần mềm cho máy tính, điện thoại, máy tính bảng và nhiều thiết bị di động khác sẽ bao gồm các thiết lập bảo mật đã được nâng cấp hoặc bản vá các lỗ hổng. Với những ứng dụng, chương trình mà bạn đã cài đặt trên thiết bị cũng cần phải được cập nhật thường xuyên. Để đảm bảo việc bạn thường xuyên nhận được các bản cập nhật sớm nhất có thể, hãy cài đặt chế độ tự động cập nhật phần mềm, ứng dụng trên chính thiết bị của mình, bằng cách tìm kiếm ở mục Setting.
Kiểm tra thông tin ứng dụng trước khi download
Trước khi tiến hành tải một ứng dụng về điện thoại hoặc một phần mềm về máy tính, hãy kiểm tra thật kỹ thông tin về chúng như kiểm tra xem chúng có yêu cầu quyền truy cập không (tìm kiếm quyền hạn của ứng dụng trong mục Setting), đọc các đánh giá hoặc nhận xét về ứng dụng trên các diễn đàn, kiểm tra đánh giá về ứng dụng trên các gian hàng iOS hoặc Google Play và cần phải kiểm tra chính xác xem mình đã tải đúng phiên bản chính thức hay chưa?
Sử dụng các phần mềm diệt virus
Nếu đang sử dụng một máy tính Windows, bạn nên sử dụng phần mềm chống virus như AVG hoặc Sophos. Bên cạnh đó, phải chắc chắn rằng bạn thường xuyên cài đặt bản cập nhật của phần mềm và tiến hành quét các phần mềm độc hại.
Cài đặt chế độ riêng
Bạn nên kiểm tra thường xuyên việc cài đặt các chế độ riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội, để chỉ những người bạn muốn chia sẻ thông tin có thể nhin thấy. Bạn có thể hạn chế những gì người khác xem về mình trong phần Thiết lập tài khoản.
Giữ quyền riêng tư
Kiểm tra các cài đặt bảo mật trên tất cả các tài khoản truyền thông xã hội của bạn để chỉ những người mà bạn muốn chia sẻ thông tin với họ có thể nhìn thấy nó. Bạn có thể hạn chế những gì người khác xem về bạn trong các phần Thiết lập tài khoản của bạn. Ví dụ, bạn có thể đặt chế độ riêng tư cho các bài viết của mình trên Facebook và hạn chế những gì Google có thể theo dõi bạn. Bạn có thể sử dụng những trang web như Ghostery để tìm hiểu xem có những website nào đang theo dõi mình và khóa chúng lại dễ dàng.
Hãy tìm những ổ khóa
Khi sử dụng dịch vụ trực tuyến an toàn, chẳng hạn như email, mua sắm trực tuyến, ngân hàng, và các phương tiện truyền thông xã hội, luôn luôn kiểm tra có một biểu tượng ổ khóa ở phía trước của URL, và địa chỉ web bắt đầu bằng "https: //" trước khi bạn đăng nhập hoặc đăng ký . Trang web phải vượt qua các bài kiểm tra an ninh nhất định để được công nhận với các ổ khóa, và 's' là viết tắt của 'an toàn'.
Tìm kiếm các công cụ khóa
Khi sử dụng các dịch vụ trực tuyến an toàn như email, mua sắm online, giao dịch ngân hàng và mạng xã hội, cần phải luôn kiểm tra xem chúng có biểu tượng ổ khóa trước mỗi kết nối URL hay không và website đó có bắt đầy bằng "https: //" thì hãy tiến hành đăng nhập hoặc đăng ký. Các website phải vượt qua các bài kiểm tra bảo mật để được công nhận là an toàn với các từ viết tắt như “s” (secure nghĩa là an toàn).
Kiểm tra kết nối Wifi
Hãy chắc chắn rằng Wifi của gia đình bạn được bảo vệ bằng một mật khẩu mạnh mà chỉ có những người trong nhà biết. Khi đi ra ngoài, đừng bao giờ kết nối với các điểm truy cập mạng không an toàn, đặc biệt là bạn đang làm những việc cá nhân quan trọng trên thiết bị.
Hãy cẩn trọng với những cổng sạc điện thoại công cộng
Một trong những đường để hacker xâm nhập vào điện thoại của bạn đó chính là những cổng sạc USB công cộng như ở sân bay, quán cà phê hoặc các trạm xe. Để tránh trở thành nạn nhân, chỉ cắm sạc điện thoại vào máy tính mà mình tin tưởng khi sử dụng 1 cổng kết nối USB.
Sử dụng các ứng dụng nhắn tin đã được mã hóa
Các ứng dụng nhắn tin đã được mã hóa như WhatsApp, iMessage và Telegram sẽ bảo vệ các thông tin cá nhân của bạn bằng cách ngăn các nội dung tin nhắn khỏi bị xem trộm.
Cần cảnh giác với những tin nhắn
Đừng bao giờ mở hoặc chuyển tiếp những email mà bạn cảm thấy nghi ngờ hoặc đưa ra những phản hồi về một thông điệp trên mạng xã hội từ một tài khoản mà bạn không quen biết. Cần phải cảnh giác với những email hoặc tin nhắn gửi đến vào yêu cầu bạn đăng nhập hoặc cung cấp các thông tin chi tiết về tài khoản ngân hàng. Vì thông thường, các công ty như Apple, WhatsApp và các dịch vụ của chính phủ sẽ không bao giờ gửi email cũng như nhắn tin yêu cầu bạn làm những việc làm kể trên
Loại bỏ các địa chỉ web nghi ngờ
Đây là một cách làm cần thiết trước những siêu liên kết (đặc biệt là các link bị rút ngắn) đến từ các nguồn bên ngoài như từ những người gửi mà bạn không quen biết. Nếu bạn được yêu cầu đăng nhập vào một tài khoản hoặc cung cấp chi tiết thanh toán, bạn hãy tự loại các liên kết URL và đăng nhập trực tiếp đến các trang web hợp pháp để đảm bảo rằng đó không phải là một site giả mạo.
Không nên đăng tải những thông tin không chính thống
Bạn nên cân nhắc, kiểm chứng những nội dung thông tin mà mình cảm thấy nghi ngờ, không chính thống vì chúng có thể làm tổn thương hoặc gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác
Đăng xuất ngay khi không dùng đến
Luôn chắc chắn rằng bạn đã đăng xuất khỏi tài khoản và máy tính khi bạn không dùng đến nữa
Hãy là một người dùng thông minh
Thế giới mạng đang ngày càng mở rộng và phát triển không ngừng, vì vậy cũng có rất nhiều cạm bẫy vây xung quanh người dùng, tuy nhiên có một số cách để chắc chắn bạn không bị tấn công mạng như không nên tiết lộ thông tin cá nhân khi sử dụng các web hẹ hò trực tuyến, đề phòng bị cám dỗ phải gửi hoặc chuyển tiền cho những người bạn qua mạng...
Hoàng Thanh (theo Telegraph)
Ý kiến bạn đọc