Người biểu tình: “Đức đang như một con rối chỉ để phục vụ cho lợi ích của Mỹ”

0
0

 - Các cuộc biểu tình đang đưa những người từ cả cánh hữu và cánh tả xích lại gần nhau, thành cùng một phe, tạo ra một liên minh chưa từng có phản đối mạnh mẽ sự can thiệp của Đức vào cuộc chiến ở Ukraine. Nếu không có các biểu ngữ, người ta có thể nghĩ đó là một đám đông tụ tập chờ đợi giờ mở cửa sớm của chợ Giáng sinh ở Leipzig.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sau đó là những lời phát biểu. “Vui lòng không khiêu khích cảnh sát và lưu ý rằng cờ Nga hoặc các dấu hiệu thể hiện sự ủng hộ đối với các lực lượng vũ trang của Nga đều không được hoan nghênh!” một nhà tổ chức biểu tình tuyên bố bằng loa tại sự kiện tháng này.

“Đức đang phục vụ như một con rối chỉ để phục vụ cho lợi ích của Mỹ và của NATO,” người phát biểu đầu tiên trong cuộc biểu tình đã tức giận nói như vậy trước đám đông hàng trăm người, bao gồm cả sinh viên, gia đình và người hưu trí. Một số mang theo biểu ngữ ủng hộ phe cánh tả của Đức, một số cờ hòa bình và một số bảng hiệu tự chế vẽ những điểm tương đồng phức tạp giữa cuộc chiến kéo dài 9 tháng ở Ukraine và đại dịch Covid-19. Khi những phát biểu chống Mỹ tăng cao, đám đông vỗ tay, chế giễu và huýt sáo.

“Chính sách cấm vận chống lại Nga đã thất bại hoàn toàn và đang gây thảm họa cho chính chúng ta”, diễn giả tiếp tục nói đồng thời nhấn mạnh rằng cuộc chiến ở Ukraine là “thiên đường” cho “những kẻ hiếu chiến, các công ty vũ khí và những kẻ trục lợi”.

Trong vài tuần qua, vào mỗi tối thứ Hai, những cuộc biểu tình như vậy đã diễn ra ở hàng chục thị trấn và thành phố trên khắp miền đông nước Đức.

Hầu hết các cuộc biểu tình có vài trăm người tham gia, nhiều cuộc biểu tình chỉ có vài chục người. Nhưng cũng giống như các cuộc biểu tình tương tự ở những nơi khác ở Trung và Đông Âu, những cuộc biểu tình đó cho thấy một xu hướng đáng lo ngại đối với trào lưu chính trị trong khu vực.

Ở Đức, một số cuộc biểu tình do phe cực tả tổ chức và một số do phe dân túy cánh hữu tổ chức, đây là dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng, di sản lịch sử đầy mâu thuẫn và mối quan hệ phức tạp với Nga đang làm tan biến sự đối đầu chính trị truyền thống và châm ngòi cho các phong trào mới chống lại tình trạng nguyên trạng hiện nay.

Ở Leipzig, thành phố lớn nhất phía đông nước Đức sau Berlin, những người theo đường lối cực tả và cực hữu thường biểu tình cùng nhau trên quảng trường Augustusplatz, chỉ cách nhau một đường xe điện.

“Chúng tôi muốn những thành phần hiếu chiến trong NATO ngừng tạo ra xung đột giữa Đức và Nga, giữa Ukraine và Nga”, bà Sabine Kunze, một người hưu trí tham dự cuộc biểu tình, cho biết trong tay nắm chặt một tấm biển bìa cứng màu nâu có nội dung: “Hòa bình với nước Nga”.

“Chúng tôi muốn giá điện và khí đốt được bình thường trở lại,” bà Sabine Kunze nói thêm, đồng thời bày tỏ một loạt những bất bình của bà, bao gồm cả việc trẻ nhỏ đang bị kích động “chống lại” những trẻ em Nga ở trường mẫu giáo. “Tôi không ngại nói điều này với các bạn vì mọi người cần hiểu rằng chúng ta không phải là Đức quốc xã,” bà Sabine Kunze nhấn mạnh thêm. “Chúng tôi muốn hòa bình.”

David, một thanh niên thất nghiệp 30 tuổi đến từ Brandenburg, mang theo một tấm bìa cứng có hình Thủ tướng Olaf Scholz với dòng chữ “Con rối” và đằng sau là dòng chữ “Cuộc chiến của Biden”. “Người dân Đức đang phải trả giá bởi vì Mỹ muốn can thiệp vào Nga,” David nói, đồng thời cho biết thêm rằng hóa đơn của anh ngày càng tăng và cơ hội kiếm được việc làm của anh ngày càng giảm.

Trong các cuộc biểu tình ở những nơi khác ở miền đông nước Đức trong hai tháng qua, các thông điệp đều giống nhau một cách đáng kinh ngạc, bất kể màu sắc chính trị.

 “An ninh năng lượng và chống lạm phát - quê hương của chúng ta là ưu tiên hàng đầu!”, các biểu ngữ tại một cuộc biểu tình vào tháng 10 ở Berlin do Alternative für Deutschland, đảng dân túy cánh hữu lâu đời, tổ chức đã ghi như vậy. Một số người biểu tình thậm chí còn vẫy cờ Nga.

Một báo cáo của các cơ quan an ninh Đức gần đây trong Quốc hội đã liệt kê các khẩu hiệu tại 23 cuộc biểu tình được tổ chức vào tháng 9 bởi đảng Free Saxons cực hữu. Chúng bao gồm: “Dòng chảy phương Bắc 2, hãy mở dòng chảy này ngay lập tức!”; “Cộng đồng không chia rẽ!” và “Chấm dứt lạm phát, chiến tranh và sự điên cuồng của virus corona!”.

Giáo sư Hajo Funke, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Tự do Berlin, cho biết: “Rất nhiều bất bình khác nhau đang được tập hợp lại - rất nguy hiểm nếu xét về mặt dân chủ - trong các cuộc biểu tình này, đặc biệt là ở phía đông nước Đức”.

Các cuộc biểu tình phản chiến thậm chí còn lớn hơn đã diễn ra ở nước láng giềng Cộng hòa Séc, mặc dù tình cảm thân Nga ở đó thường bị thay đổi do các vấn đề chính trị địa phương.

Vào đầu tháng 9, 70.000 người biểu tình đã tập trung tại Praha để phản đối chính phủ và NATO. Theo ông Petr Just, trưởng khoa Khoa học Chính trị tại Đại học Metropolitan ở Prague, những người phát biểu tại cuộc biểu tình là những người “ủng hộ Kremlin, hoài nghi châu Âu”. Tuy nhiên, ông này cho rằng, khán giả của họ là “một nhóm khá đa dạng và hầu hết mọi người đến bày tỏ sự thất vọng với cách chính phủ xử lý cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội và khủng hoảng năng lượng hiện nay. Nhiều người trong số họ không biết rằng họ đang bị các nhóm thân Kremlin lợi dụng.”

Tại Slovakia, các cuộc thăm dò cho thấy 19% dân số muốn Nga chiến thắng Ukraine. Đây là kết quả một cuộc khảo sát được công bố vào tháng trước bởi tổ chức tư vấn Globsec.

Ông Dominika Hajdu, giám đốc chính sách của Globsec nhận định, mặc dù các cuộc biểu tình trên đường phố phản đối chiến tranh hoặc ủng hộ Nga là nhỏ, nhưng “điều này có thể thay đổi trong mùa đông”.

Ở Áo, thông điệp phản chiến và tình cảm thân Nga dường như đang được hưởng lợi nhiều nhất.

Trong bối cảnh một chính quyền trung ương không được lòng dân và bị chia rẽ bởi các vụ bê bối tham nhũng, đảng Tự do theo chủ nghĩa dân túy của Áo đã giành lại sự ủng hộ của cử tri trong các cuộc khảo sát gần đây. Đảng này không ngừng đổ lỗi cho các biện pháp trừng phạt và thái độ thù địch với Nga đã gây ra những khó khăn kinh tế ngày càng gia tăng mà tầng lớp lao động Áo đang phải đối mặt hiện nay.

“Chúng tôi có một thông điệp rõ ràng cho [chính phủ],” người tổ chức cuộc biểu tình ở Leipzig hét lên khi đám đông bắt đầu di chuyển qua thành phố cổ. “Ở Đức, sự bất an và sợ hãi đang lan tràn... Ukraine đang bị hy sinh trên bàn thờ của các lợi ích của Mỹ... và chúng ta đang phải đứng lên chống lại điều đó.”

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Hình ảnh ngày thứ 2 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội

(VnMedia) - Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh tổ chức trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.